BỆNH TIỂU ĐƯỜNG GIAI ĐOẠN CUỐI SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU
Một trong những lo lắng của người bệnh tiểu đường là những tác động của bệnh này đối với tuổi thọ và không biết “bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?”.
1. Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa dẫn đến lượng đường hoặc glucose trong cơ thể cao hơn bình thường. Quá nhiều đường trong máu rất nguy hiểm, gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan và tăng nguy cơ biến chứng.
Theo thống kê của Hoa kỳ, tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể giảm sút đến 10 năm. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 cũng sẽ có cuộc sống ngắn hơn đáng kể (giảm hơn 20 năm so với dân số chung).
Tuy nhiên, những tiến bộ trong chăm sóc bệnh nhân tiểu đường những thập kỷ gần đây đã giúp bệnh nhân tiểu đường kéo dài tuổi thọ hơn đáng kể. Đặc biệt là khi người bệnh kiểm soát tốt mức đường huyết, các rối loạn chuyển hóa liên quan và phòng ngừa tích cực các biến chứng do tiểu đường.
2. Tại sao những người mắc bệnh tiểu đường lại có tuổi thọ ngắn hơn?
Theo thời gian, lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể gây ra các biến chứng ngắn hạn và dài hạn khác nhau, bao gồm:
- Bệnh võng mạc tiểu đường: Là 1 loại bệnh về mắt, thường ảnh hưởng đến những người đã mắc bệnh tiểu đường sau vài năm mắc bệnh. Lượng glucose dư thừa trong máu làm hỏng các mạch máu ở võng mạc ở phía sau mắt, gây mất thị lực, thậm chí là mù lòa.
- Bệnh thận do tiểu đường: Khoảng 40% những người sống chung với bệnh tiểu đường sẽ phát triển bệnh thận do các mạch máu trong thận bị tổn thương, các cơ quan này không còn khả năng lọc chất thải ra khỏi máu. Nếu bệnh tiến triển, người bệnh sẽ bị suy thận và có thể phải chạy thận hoặc ghép thận.
- Bệnh tim mạch: Thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường do suy giảm lưu lượng máu do tăng đường huyết. Bệnh tim có thể dẫn đến đau thắt ngực ổn định, cơn đau tim và đột quỵ. Ngoài ra, đường máu cao cũng thường đi kèm với các bệnh lý liên quan như huyết áp cao, mỡ máu cao, tăng nguy cơ mắc phải biến cố tim mạch và tử vong.
Trong một số trường hợp, các biến chứng ngắn hạn như hạ đường huyết và nhiễm toan ceton do tiểu đường cũng có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường giai đoạn cuối như thế nào?
Đối với bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối, mục tiêu của điều trị vẫn là giữ cho bệnh nhân thoải mái nhất có thể thay vì tập trung vào việc cố gắng giữ mức đường huyết trong phạm vi mục tiêu. Điều quan trọng là người chăm sóc trong gia đình phải biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối cũng như những biến chứng có thể phát sinh để xử trí kịp thời.
Bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối có thể dẫn đến một số biến chứng, trong đó có nhiều biến chứng nặng nề như
- Tiểu nhiều;
- Thường xuyên buồn ngủ;
- Dễ nhiễm trùng;
- Tăng khát nước;
- Mau đói bụng;
- Ngứa da;
- Sụt cân;
- Thường xuyên mệt mỏi;
- Tê ngón tay/ ngón chân;
- Vết thương chậm lành;
- Hay cáu kỉnh hoặc lo lắng;
- Run rẩy và đổ mồ hôi;
- Xanh xao;
- Đánh trống ngực:
- Nhìn mờ.
Mục tiêu giữ mức đường huyết trong phạm vi an toàn có thể khó khăn trong giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường, do chỉ số đang quá cao hoặc quá thấp. Ở giai đoạn này, thay vì tập trung kiểm soát đường máu, bác sĩ hoặc người chăm sóc nên xử trí các triệu chứng, giúp cho bệnh nhân thoải mái hơn.
4. Người bệnh tiểu đường có thể tăng tuổi thọ của mình bằng cách nào?
Duy trì kiểm soát tốt lượng đường trong máu rất quan trọng để kéo dài tuổi thọ dù tiểu đường ở giai đoạn nào. Việc này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng do có quá nhiều glucose trong máu. Để thực hiện được điều này, người bệnh cần được tư vấn cách thức cho lối sống lành mạnh và ăn uống thân thiện.
Bên cạnh tuân thủ uống thuốc theo đơn bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng thêm một số thảo dược tự nhiên như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài Sơn, Mạch Môn...Các thảo dược này có nguồn gốc tự nhiên, chứa nhiều thành phần có tác dụng bổ thận, bổ gan, giúp tác động sâu vào căn nguyên gây biến chứng, đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng tuyến tụy để ổn định đường huyết, cung cấp và tưới máu cơ tim hiệu quả. Cụ thể:
- Câu kỷ tử: Có tác dụng cải thiện thị lực và bảo vệ mắt khỏi bệnh võng mạc đái tháo đường.
- Hoài sơn: Giúp giảm biến chứng thần kinh, cải thiện tê bì tay chân, ngứa ngáy, nóng rát da, suy giảm sinh lý... Đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng tuyến tụy để ổn định đường huyết.
- Nhàu: Chống oxy hóa và chống viêm, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ vết thương mau lành, tránh loét bàn chân dẫn đến hoại tử và đoạn chi.
- Mạch môn: Chống suy thận ở người bệnh tiểu đường. Giảm cholesterol máu, hạn chế xơ vữa mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Để đảm bảo an toàn, việc điều trị bằng các sản phẩm đông y, gia truyền hay cả thực phẩm chức năng cần được tham vấn ý kiến bác sĩ theo dõi, đảm bảo lợi ích và an toàn cho sức khỏe người tiểu đường.
Tóm lại, tiểu đường có thể có thể được kiểm soát hiệu quả bằng chế độ ăn uống và thuốc men. Tuy nhiên, khi bệnh nhân già đi, việc kiểm soát các tác động của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có thể trở nên khó khăn hơn, qua đó làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Lúc này, vấn đề “bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?” không còn quá quan trọng, thay vào đó, thời gian sống của người bệnh vui vẻ và thoải mái mới là điều có ý nghĩa nhất.