CÁC VI CHẤT DINH DƯỠNG GIÚP TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ

Võ Thị Ngọc Minh
2024-10-18

Sự phát triển chiều cao ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng môi trường, di truyền, vận động... Trong đó chế độ dinh dưỡng chiếm 32% và là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng giai đoạn phát triển sẽ giúp trẻ hấp thu đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể phát triển chiều cao.

1. Các giai đoạn phát triển chiều cao theo độ tuổi ở trẻ em

Sử phát triển chiều cào ở trẻ em được chia thành nhiều giai đoạn, ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ có tốc độ tăng trưởng chiều cao khác nhau. Theo đó có thể chia thành 3 giai đoạn mà chiều cao của bé phát triển nhiều nhất như sau:

  • Giai đoạn bào thai: Sự phát triển chiều cao của bé được biểu hiện ngay khi còn trong bụng mẹ. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian thai kỳ có vai trò quan trọng giúp phát triển chiều cao của bé. Chế độ ăn uống cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và sắt. Canxi tham gia vào quá trình hình thành tế bào xương, tăng độ vững chắc cho xương trong cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, bổ sung canxi trong thời gian mang bầu sẽ giúp phòng ngừa chứng tăng huyết áp ở mẹ, giảm tính nhạy cảm trong mạch máu và hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao ở trẻ.
  • Giai đoạn trẻ sơ sinh đến 2 – 3 tuổi: Đây là thời kỳ bé tăng trưởng nhiều về chiều cao, cụ thể là chiều cao của trẻ tăng 25cm khi tròn một tuổi. Đến giai đoạn 2 – 3 tuổi trung bình mỗi năm tăng 10 cm và bằng một nửa chiều cao lúc trưởng thành. Vì vậy, ở giai đoạn này cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp bé đạt được chiều cao tối ưu nhất. Theo đó, trẻ em ở giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp bé phát triển tốt cả về chiều cao và cân nặng. Từ 6 tháng tuổi trở đi nhu cầu năng lượng của bé cũng tăng lên, vì vậy chế độ dinh dưỡng bổ sung qua các bữa ăn dặm là vô cùng cần thiết. Chế độ dinh dưỡng bổ sung cần chứa đầy đủ các vi chất dinh dưỡng giúp phát triển chiều cao như vitamin K, vitamin D, canxi...
  • Giai đoạn tiền dậy thì: Đây là giai đoạn mà các bé gái thường có sự tăng trưởng về chiều cao sớm hơn các bé trai. Cụ thể là độ tuổi 10 – 13 ở bé gái và 13 – 17 tuổi ở bé trai là thời kỳ vàng để tăng tốc chiều cao. Cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ hợp lý cho trẻ. Đặc biệt bé cần ngủ đủ giấc và thời gian ngủ nên bắt đầu trước 11 giờ đêm, bởi hormon tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất vào thời điểm 10 – 12 giờ đêm.
 

 

Có 3 giai đoạn phát hiển chiều cao chính là giai đoạn bào thai, 2-3 tuổi và tiền dậy thì

2. Các vi chất dinh dưỡng giúp tăng trưởng chiều cao ở trẻ em

Hiểu rõ và bổ sung đầy đủ, hợp lý các chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển được chiều cao một cách tối ưu. Theo đó các chất dinh dưỡng phát triển chiều cao có thể kể đến như sau:

2.1. Canxi

Canxi là chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng chiều cao và là thành phần chính tạo nên xương và răng. Liều lượng canxi cần bổ sung cho cơ thể là khác nhau theo từng độ tuổi. Đối với trẻ em 1 – 3 tuổi thì cần 700mg/ngày, ở giai đoạn 4 – 8 tuổi nhu cầu canxi là 1000 mg/ngày. Lượng canxi cần cho cơ thể là cao nhất ở giai đoạn trẻ em từ 9 – 18 tuổi, với nhu cầu 3500 mg/ngày. Và nhu cầu về chất khoáng này khoảng từ 1200 – 2000 mg/ngày ở người trưởng thành (19 – 50 tuổi). Vì vậy, để giúp bé phát triển chiều cao một cách tốt nhất thì cha mẹ cần bổ sung đầy đủ nhu cầu Canxi theo từng độ tuổi. Tuy vậy, cơ thể không thể hấp thu canxi một cách chủ động mà cần phải thông qua các chất dẫn truyền như kẽm, vitamin D, vitamin K... Nên việc bổ sung canxi cần kết hợp với các vi chất dinh dưỡng trên. Một số thực phẩm cung cấp nhiều Canxi như các loại thịt (thịt gà, thịt bò, thịt lợn..), trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, cá hồi, rau củ quả, các loại hạt...

2.2. Vitamin D

Đây là một trong những vitamin tan trong dầu, có vai trò trong việc giúp niêm mạc ruột hấp thu canxi mỗi ngày từ đó làm tăng hiệu suất hấp thu canxi và giảm tốc độ mất xương. Vì vậy chúng được xem là chất dinh dưỡng phát triển chiều cao cho cơ thể. Trẻ em dưới 19 tuổi cần bổ sung vitamin D với hàm lương từ 600 – 1000 IU/ngày và từ 1500 – 2000 IU/ngày đối với người trưởng thành (từ 19 tuổi trở lên). Bổ sung chất dinh dưỡng này có thể qua chế độ dinh dưỡng có chứa nhiều vitamin D như thịt, trứng, các loại nấm, rau củ quả... Tuy nhiên, lượng vitamin D cần cho cơ thể không được đáp ứng đủ qua chế độ ăn hàng ngày, vì vậy cha mẹ nên cho trẻ vận động ngoài trời, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để giúp cơ thể tổng hợp được vitamin D. Theo đó, cha mẹ nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 15 phút mỗi ngày vào 7 – 9 giờ sáng.

 

Vitamin D là một trong số những dưỡng chất

giúp tăng chiều cao hiệu quả

2.3. Kẽm

Kẽm là chất dinh dưỡng giúp phát triển chiều cao ở trẻ em, chúng có vai trò duy trì lượng estrogen trong cơ thể ở mức độ cân bằng nhất từ đó tạo điều kiện giúp đĩa sụn phát triển. Bên cạnh đó, kẽm còn có vai trò trong quá trình tăng hấp thu, tổng hợp chất đảm và phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng. Cơ thể nếu thiếu kẽm sẽ bị chậm phát triển thể chất bao gồm cân nặng và chiều cao, rối loạn phát triển xương, rối loạn vị giác dẫn đến biếng ăn và chậm dậy thì. Vì vậy, bổ sung kẽm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bé là vô cùng cần thiết. Một số loại thực phẩm cung cấp nhiều kẽm như hàu, thịt bò, các loại hải sản, ngũ cốc nguyên hạt...

2.4. Vitamin K

Vitamin K có vai trò giúp cơ thể tối ưu hóa sử dụng canxi và điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể theo cơ chế mang canxi có trong máu vào xương và răng, từ đó ức chế quá trình canxi hóa động mạch. Một số thực phẩm cung cấp vitamin K như các loại rau xanh (cải bó xôi, bông cải xanh, cải xanh), trái cây (bơ, kiwi), gan ngỗng, thịt gà.

2.5. DHA

DHA là acid thuộc nhóm acid béo omega – 3, chúng đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ phát triển trí não, thị giác và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vi chất này là một trong những chất dinh dưỡng phát triển chiều cao thông qua cơ chế duy trì và tăng khối lượng xương, giảm nguy cơ loãng xương. Cùng với đó, DHA cũng có vai trò cân bằng mức Ca trong cơ thể và tác động tới sự sinh ra hoạt tính của tạo cốt bào.

2.6. Chondroitin sulfat

Chondroitin sulfat tham gia vào cấu tạo của các tổ chức da, gân, sụn, mắt, thần kinh. Chúng có tác dụng tăng tái tạo mô sụn và dịch hoạt khớp, từ đó giúp kích thích sụn ở trẻ phát triển nhanh và nhiều hơn, giúp xương phát triển dài hơn.

Bên cạnh các chất dinh dưỡng giúp phát triển chiều cao vừa nêu trên, mẹ cần lưu ý bổ sung thêm các vi chất cần thiết cho bé như: Crom, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C), selen, kẽm, vitamin B1 và B6, Gừng, ... để giúp bé ăn ngon, cải thiện vị giác, hệ miễn dịch tốt, đạt chiều cao cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

3. Một số thói quen lành mạnh giúp phát triển chiều cao ở trẻ em

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì các hoạt động và thói quen hàng ngày cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao ở trẻ. Các bậc cha mẹ nên tập cho trẻ các thói quen lành mạnh từ khi còn nhỏ để bé được phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ.

3.1. Tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc

Giấc ngủ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, theo đó giai đoạn 7 – 12 tuổi mỗi ngày bé cần ngủ từ 10 – 12 giờ, ở độ tuổi lớn hơn bé vẫn phải đảm bảo giấc ngủ ít nhất 8 giờ. Khoảng thời gian từ 10 – 12 giờ đêm là lúc hormon tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất, giúp tăng cường sự phát triển của xương và mô nên cha mẹ cần xây dựng cho bé thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc. Thời gian cho giấc ngủ hợp lý của bé nên dưới 11 giờ.

 

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao

3.2. Tập cho trẻ thói quen vận động và tập thể thao

Chế độ vận động và tập thể thao sẽ giúp bé phát triển chiều cao và cân nặng tốt hơn. Tập luyện và hoạt động ngoài trời theo chế độ hợp lý sẽ giúp xương chắc khỏe, tăng trưởng chiều cao tối ưu. Vì vậy, cha mẹ nên tập cho bé tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, chạy bộ đạp xe...

Như vậy để giúp con trẻ phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất, các bậc cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Cha mẹ cũng cần lưu ý việc bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho trẻ diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần kiên trì, bình tĩnh khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường uống hay các loại thực phẩm chức năng (TPCN). Đặc biệt là việc bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua các TPCN thì nên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên để dễ hấp thu, mẹ không nên dùng nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng sẽ không đem lại hiệu quả tốt.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa , các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Danh mục: Dinh Dưỡng Cho Bé