CẢM LẠNH, CẢM CÚM: TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN ĐI KHÁM?

Võ Thị Ngọc Minh
2024-09-21

Cảm cúm và cảm lạnh đều được gây ra bởi các loại virut, do có một số triệu chứng tương đồng nên hai bệnh thường bị nhầm lẫn với nhau, tuy nhiên đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau, cảm cúm thường nặng hơn và lâu khỏi hơn cảm lạnh.

1. Cảm lạnh, cảm cúm có nguy hiểm không?

cảm lạnh được gây ra bởi hơn 200 loại virus khác nhau, trong đó Rhinovirus là nguyên nhân phổ biến nhất. Bất kỳ ai cũng sẽ bị cảm lạnh vào một thời điểm nào đó trong đời, các nghiên cứu dịch tễ chỉ ra, nếu một người sống đến 75 tuổi, người đó có thể bị cảm lạnh đến 200 lần trong đời. Trẻ em thường bị cảm lạnh nhiều hơn người lớn, mỗi năm trẻ em có thể bị cảm lạnh từ 4-8 lần. Khi bị cảm lạnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau họng, ho có đờm, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, sốt nhẹ. Bệnh thường tự khỏi sau 3-4 ngày.

 

Cảm lạnh gây chảy nước mũi

Bệnh cảm lạnh có lây không? Virus cảm lạnh có thể lây tuy nhiên việc lây nhiễm diễn ra không dễ dàng, cần một số điều kiện nhất định virus cảm lạnh mới có thể xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh. Việc lây nhiễm cảm lạnh chỉ thường xảy ra khi có sự tiếp xúc quá thường xuyên trong thời gian dài với người nhiễm bệnh.

Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính trên đường hô hấp do nhiễm các chủng virus cúm. Khi bị cảm cúm, người bệnh thường có triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, rét run, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,ù tai, hắt hơi, sổ mũi, ho han, chán ăn, mệt mỏi, toàn thân đau nhức.

Thông thường thì so với cảm lạnh, các triệu chứng cảm cúm thường kéo dài hơn, một số triệu chứng đặc trưng như sốt (có khi lên đến 39-400C), đau cơ, ớn lạnh, run rẩy. Trong khi cảm lạnh thì người bệnh thường chỉ sốt nhẹ, ho, chảy nước mũi, bệnh nhanh khỏi.

Cảm cúm và cảm lạnh là hai khái niệm mà chúng ta thường đánh đồng nó giống nhau, không phân biệt rõ ràng. Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm, giúp bạn có thêm những kiến thức phân biệt cảm lạnh và cảm cúm. Từ đó, có những biện pháp điều trị bệnh phù hợp.

2. Khi bị cảm lạnh, cảm cúm có cần đi viện?

Trong hầu hết các trường hợp, cảm lạnh và cảm cúm sẽ được điều trị ở nhà mà không cần đi viện. Bệnh cảm cúm tuy gây nhiều triệu chứng làm người bệnh mệt mỏi, khó chịu nhưng vẫn là bệnh lành tính, bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám để chẩn đoán chính xác, phân biệt với các dạng cúm nguy hiểm khác.

Cảm cúm và cảm lạnh đều không có thuốc điều trị đặc hiệu, người bệnh sẽ được  sự dụng thuốc Paracetamol để hạ sốt và một số thuốc khác điều trị các triệu chứng đau họng, hắt hơi, sổ mũi,... Người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, nên chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát, tránh nằm phòng máy lạnh vì sẽ làm nặng hơn các triệu chứng khô cổ, khàn giọng, mất tiếng. Do cảm cúm là bệnh dễ lây nên người bị cảm cúm nên hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mạn tính. Khi cần đi ra ngoài, người bị cảm cúm nên đeo khẩu trang y tế, che miệng mũi khi ho để tránh lây bệnh cho người khác.

Nên tăng cường chế độ dinh dưỡng cho người bị cảm lạnh, cảm cúm. Các món ăn giải cảm như cháo tía tô, canh gà, trà gừng, nước mật ong- chanh sả có tác dụng rất tốt. Cho người bệnh uống ORS để bù nước và điện giải, nước cam chanh có nhiều Vitamin C để tăng sức đề kháng Ngoài ra, xông bằng các loại lá như sả, lá bưởi, lá chanh, ngải cứu, cúc tần,... giúp ngủ ngon, giảm các triệu chứng, giải cảm tốt.

3. Cảm lạnh, cảm cúm khi nào cần đi khám?

 

Người bệnh bị cảm lạnh và cảm cúm kéo dài nên đi khám bác sĩ

Nếu cảm lạnh và cảm cúm kéo dài hơn một tuần, sốt cao, sử dụng các thuốc hạ sốt nhưng không hiệu quả, vùng họng bị đau rát nhiều, ho kéo dài, khó thở, thở nhanh, người mệt mỏi,... thì người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị vì có thể bệnh nhân đã bị bội nhiễm virut, bệnh cảm cúm gây ra các biến chứng trên đường hô hấp hoặc cảm cúm thúc đẩy đợt cấp của những người đã có sẵn bệnh mạn tính.

Để phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm nên rửa tay thường xuyên, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, chế độ ăn uống cân đối, đa dạng, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để tăng sức đề kháng. Hiện chưa có vắc xin phòng cảm lạnh nhưng đã có vắc xin phòng ngừa cúm, thành phần của vắc xin cúm hàng năm đều được điều chỉnh dựa theo khuyến cáo của WHO.

Tiêm phòng vắc- xin cúm là một trong biện pháp hiệu quả phòng ngừa bệnh thích hợp cho mọi đối tượng, đặc biệt là những người có nguy cơ tăng nếu bị cúm như người mắc các bệnh mạn tính (tim mạch, suy thận, đái tháo đường), người bị suy giảm miễn dịch, trẻ em và thanh thiếu niên (từ 6 tháng đến 18 tuổi). Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC khuyến nghị rằng nên tiêm phòng cúm hàng năm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên với bất kỳ loại vắc-xin cúm nào đã được cấp phép phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ.

Trung tâm vắc-xin - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city và chuối Bệnh viện, phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin cúm. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe.
  • Tư vấn về vắc-xin phòng bệnh, phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
Danh mục: Sống đẹp mỗi ngày