CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÉ THIẾU MÁU
Thiếu máu ở trẻ gây ra nhiều phiền toái, khiến trẻ khó có thể phát triển một cách toàn diện. Một trong những cách điều trị hiệu quả căn bệnh này là cung cấp đầy đủ các chất còn thiếu trong trẻ qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
1. Nguyên nhân thiếu máu ở bé
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố (Hb) trong một đơn vị thể tích máu. Hb là một protein có chứa chất sắt nằm trong tế bào hồng cầu. Chức năng chủ yếu của Hb là vận chuyển oxy tới các mô để cơ thể phát triển. Nếu như không đủ sắt để Hb vận chuyển thì sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu máu, ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan. Mức độ ảnh hưởng của thiếu máu có thể từ ít tới nhiều hoặc nguy kịch tới tính mạng của trẻ.
Trẻ được coi là thiếu máu khi Hb dưới 100g/l ở trẻ 6 tháng đến 6 tuổi và Hb dưới 120g/l đối với trẻ từ 7 – 14 tuổi. Thiếu máu ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do:
- Trẻ bị thiếu máu do giảm sinh: Do thiếu yếu tố tạo máu như thiếu sắt, thiếu acid folic, thiếu vitamin B12, thiếu protein và thiếu máu do giảm sinh và suy tủy xương.
- Thiếu máu bệnh lý do tan máu như bệnh huyết cầu tố, bệnh của màng hồng cầu, tan máu tự miễn.
- Trẻ bị thiếu máu do chảy máu: Do bé bị chấn thương, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tiêu hóa hoặc do giun móc, loét dạ dày tá tràng, trĩ, sa trực tràng...
2. Dấu hiệu thiếu máu ở bé
Trẻ thường xuyên biếng ăn, không tăng cân là dấu hiệu thiếu máu có thể nhận thấy dễ dàng
Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu ở trẻ nhỏ thường âm thầm, nên rất khó để nhận biết sớm. Một số biểu hiện chủ yếu của thiếu máu ở trẻ thường là:
- Da xanh xao, niêm mạc nhợt và trẻ kém hoạt bát, học không chú ý nên kết quả kém, hay buồn ngủ.
- Khi bị thiếu máu nặng, trẻ có khó thở, nhịp tim nhanh, thở nông, khó thở khi gắng sức.
- Trẻ hay bị viêm nhiễm đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn khác.
- Trẻ cũng thường xuyên biếng ăn, không tăng cân hay sụt cân, môi khô, lưỡi láng, mất gai, móng dẹt hoặc khum hình thìa.
- Trẻ bị thiếu máu có thể tóc bị khô nên dễ rụng, dễ gãy...
- Trẻ dưới 2 tuổi thường chậm biết ngồi, biết đi, chậm tăng trưởng cân nặng và chiều cao,...
- Khi làm các xét nghiệm thấy huyết sắc tố giảm và sắt huyết thanh giảm.
3. Chế độ dinh dưỡng cho bé thiếu máu
Mẹ nên tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ khi trẻ bị thiếu máu
Thiếu máu ở trẻ nhỏ tuy không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm, nhưng lại gây ra nhiều phiền toái. Làm cơ thể trẻ mệt mỏi,mất ngủ , thiếu tập trung... khiến trẻ khó có thể phát triển một cách toàn diện. Do vậy khi trẻ được chẩn đoán là thiếu máu, chế độ dinh dưỡng để cân bằng lại các vi chất, phòng tránh thiếu máu là rất quan trọng. Vậy trẻ thiếu máu ăn gì? Theo đó, một số loại thực phẩm dưới đây trẻ nên ăn khi bị thiếu máu:
- Tăng cường cho trẻ bú mẹ: sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng và tốt nhất cho bé. Trong sữa mẹ có đầy đủ các vi chất cho bé, vì vậy mẹ nên có chế độ ăn hợp lý để bé hấp thu các vi chất từ sữa mẹ.
- Thịt đỏ: Thiếu máu là do thiếu sắt, vì vậy các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn nạc) thường chứa nhiều sắt, giúp trẻ phòng chống thiếu máu. Bên cạnh đó, trong các loại thịt đỏ còn có tác dụng giúp hạ cholesterol hiệu quả.
- Hải sản: Đây là một thực phẩm dinh dưỡng cho bé thiếu máu. Hải sản chứa nhiều sắt và các vitamin tốt cho sức khỏe.Một số loại hải sản nên cho bé ăn nhằm phòng chống thiếu máu như: cá, nghêu, sò, hến, trai, tôm, cua...
- Gan lợn: Gan lợn chứa nhiều vitamin A, B, D cùng các khoáng chất khác giúp cơ thể bé phát triển khỏe mạnh, vì vậy nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày cho bé.
- Rau củ, trái cây: Rau xanh chứa nhiều dinh dưỡng. Mẹ nên cho bé ăn các loại rau như: cải xoăn, cải bó xôi, rau diếp, bí ngô, súp lơ xanh, rau ngót, khoai tây hay các loại đậu đỗ... Nó sẽ giúp trẻ bù lại lượng sắt còn thiếu trong cơ thể. Các loại trái cây thì trẻ thiếu máu ăn gì? Theo đó, trẻ thiếu máu nên ăn dưa hấu, nho, dâu tây, đu đủ, chuối, chà là, mận...
- Một số loại khác: Bên cạnh các loại trái cây chứa nhiều sắt thì mẹ nên bổ sung cho trẻ bị thiếu máu những loại quả chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ bé trong việc hấp thụ sắt.
4. Phòng chống thiếu máu cho bé
Bà mẹ phải ăn uống tốt, đầy đủ khi có thai và cho con bú để phòng tránh cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ
Bên cạnh việc nâng cao khẩu phần ăn cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày, để phòng chống thiếu máu cho trẻ, bà mẹ cần lưu ý:
- Bà mẹ phải ăn uống tốt, đầy đủ khi có thai và cho con bú.
- Uống viên sắt theo hướng dẫn: Đối với trẻ em, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ sinh non việc bổ sung viên sắt cần theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Bà mẹ mang thai bổ sung sắt theo từng thời kỳ mang thai và sau sinh để phòng ngừa thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Sau khi sinh nên cho trẻ bú sớm, bú đủ và kéo dài. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa thiếu ở trẻ em.
- Phòng chống giun sán bằng cách vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và gia đình thường xuyên; ăn sạch, uống sạch và nấu kỹ trước khi ăn; tẩy giun định kỳ cho trẻ theo hướng dẫn.
Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa sắt và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm Lysinne, crom, selen, vitamin B... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.