Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Xây dựng cho con chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo con phát triển toàn diện
1.VAI TRỒ CỦA SỮA MẸ TRONG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ DƯỚI 2 TUỔI
Nuôi con bằng sữa mẹ là một bước cần thiết cho sự phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của trẻ ngay từ những ngày đầu đời. Việc cho trẻ bú sớm còn giúp co hồi tử cung của mẹ, giúp mẹ giảm mất máu. Với những lợi ích tuyệt vời vừa nên trên, mẹ nên:
- Cho trẻ bú sớm, ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh, tránh bệnh vàng da của trẻ.
- Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh
- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, ngoài sữa mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
2.CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ DƯỚI 2 TUỔI
- Cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm. Chế độ dinh dưỡng của trẻ được nên gồm đủ 4 nhóm thực phẩm: Đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
- Nên cho trẻ ăn từ thức ăn lỏng tới đặc, từ lượng ít tới nhiều và cũng nên tập cho trẻ ăn quen dần với các thức ăn mới.
- Thực phẩm phải an toàn, đảm bảo vệ sinh, người chuẩn bị thức ăn cho trẻ phải rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn để tránh gây rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý đường ruột khác.
- Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt làm tăng đường huyết, khiến trẻ no bụng, chán ăn.
- Mẹ thường hạn chế sử dụng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ. Nhưng dầu mỡ, chất béo lại là nguồn cung cấp năng lượng chính trong bữa ăn và giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K. Do đó, nên thêm dầu vừng, lạc, dầu mè làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, giúp trẻ dễ nuốt, lại cung cấp thêm năng lượng cho trẻ.
- Có một số trường hợp mẹ không cho trẻ ăn cái mà chỉ ăn nước hầm. Mẹ cần lưu ý các loại đạm đều nằm ở phần cái của thịt, cá tôm, trứng, hầu như không tiết ra nước hầm.
- Một số trẻ không thích ăn rau củ. Mẹ nên khuyến khích hoặc tìm cách chế biến rau củ thành những món ăn hấp dẫn, dễ ăn để bổ sung đủ chất xơ cho trẻ.
3.MỘT SỐ THỰC ĐƠN GỢI Ý CHO TRẺ DƯỚI 2 TUỔI
Dưới đây là mẫu thực đơn tham khảo cho trẻ dưới 2 tuổi theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
3.1. Mẫu thực đơn cho trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi
Cho trẻ bú sữa mẹ khoảng 600ml/ngày (nếu không có sữa mẹ thì dùng sữa công thức theo lứa tuổi của trẻ) và ăn 1-2 bữa bột/ ngày
Lượng thực phẩm trong 1 ngày:
- Bột gạo tẻ: 20-30gr
- Thịt, cá, tôm, trứng: 20-30gr/ngày (nên đa dạng các loại)
- Dầu mỡ cho khi nấu: 6-10ml (không tính dầu mỡ có sẵn trong thực phẩm)
- Rau xanh: 20gr (nên đa dạng các loại)
- Sữa: 600-700 ml (sữa mẹ, chỉ dùng sữa công thức khi không đủ sữa mẹ)
- Quả chín: 50-100gr
3.2. Mẫu thực đơn cho trẻ 9 - 11 tháng tuổi
Bú mẹ: 500-600ml/ngày, ăn 2-3 bữa bột/ngày.
Lượng thực phẩm trong 1 ngày
- Gạo tẻ: 40-60 g
- Thịt (cá, tôm): 50g, trứng 1 tuần 3 – 4 quả
- Dầu mỡ cho thêm khi nấu: 10-15g (không tính dầu mỡ có sẵn trong thực phẩm)
- Rau xanh: 40 – 50g Quả chín : 100 – 120g
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.