HỆ THẦN KINH VÀ CÁC VẤN ĐỀ RỐI LOẠN THẦN KINH PHỔ BIẾN

Võ Thị Ngọc Minh
2024-10-01
HỆ THẦN KINH VÀ CÁC VẤN ĐỀ RỐI LOẠN THẦN KINH PHỔ BIẾN

Những rối loạn thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, động kinh và đột quỵ, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của bạn. Hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo của hệ thần kinh và các rối loạn thần kinh trong bài viết sau.

1. Các loại dây thần kinh trong cơ thể

Có ba loại dây thần kinh trong cơ thể là thần kinh tự chủ, có chức năng kiểm soát các hoạt động không tự nguyện hoặc một phần tự nguyện của cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa và điều chỉnh nhiệt độ. Dây thần kinh tự chủ mang thông tin về cơ thể và môi trường bên ngoài đến các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như: mạch máu, dạ dày, ruột, gan, thận và bàng quang. Để phản ứng với thông tin này, các dây thần kinh tự chủ kích thích hoặc ức chế các cơ quan mà chúng cung cấp. Những dây thần kinh này hoạt động tự động (tự chủ) mà không cần nỗ lực có ý thức của một người. Trường hợp dây thần kinh tự chủ bị tổn thương hoặc rối loạn hệ thần kinh tự chủ cơ quan mà chúng điều chỉnh có thể sẽ hoạt động sai.

Loai dây thần kinh thứ hai là dây thần kinh vận động, có tác dụng kiểm soát các chuyển động và hành động bằng cách truyền thông tin từ não và tủy sống đến các cơ. Dây thần kinh vận động mang các xung động điều khiển chuyển động của cơ từ não qua tủy sống đến các cơ. Nếu dây thần kinh vận động bị tổn thương các cơ có thể yếu đi hoặc bị liệt.

Loại dây thần kinh thứ ba là dây thần kinh cảm giác, có vai trò chuyển thông tin từ da và cơ trở lại tủy sống và não. Nếu dây thần kinh cảm giác bị tổn thương, cơ thể có thể không cảm nhận được những cảm giác bất thường hoặc thị giác và các giác quan khác có thể suy giảm, thậm chí là mất đi. Các dây thần kinh kết nối tủy sống với phần còn lại của cơ thể, bao gồm 31 đôi dây thần kinh cột sống

 


Hệ thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi trong cơ thể con người

 

 

2. Rối loạn thần kinh và các triệu chứng điển hình

 

Rối loạn thần kinh là các rối loạn ảnh hưởng đến não, tủy sống và dây thần kinh. Các triệu chứng của rối loạn thần kinh có thể ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ hệ thần kinh. Mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau vì hệ thần kinh kiểm soát rất nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Các triệu chứng rối loạn thần kinh vốn rất đa dạng từ đau đầu, đau lưng, đau cơ cho đến rối loạn thị giác, vị giác, khứu giác và thính giác. Rối loạn thần kinh có thể cản trở giấc ngủ, khiến người bệnh lo lắng hoặc phấn khích trước khi đi ngủ dẫn đến mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày. Mức độ của các triệu chứng thần kinh có thể nhẹ như ngủ gật hoặc có thể đe dọa tính mạng như hôn mê do đột quỵ.

Sau đây là một số triệu chứng thần kinh tương đối phổ biến:

  • Các loại đau: Đau lưng, đau cổ, đau đầu, đau dọc theo đường thần kinh (như đau thần kinh tọa hoặc bệnh zona)
  • Cảm giác yếu mệt: Run, tê liệt
  • Các chuyển động không chủ ý: Phối hợp kém, co thắt cơ bắp, cứng và co cứng , di chuyển chậm lại
  • Thay đổi cảm giác: Cảm giác tê da, cảm giác ngứa ran hoặc kim châm, tăng độ nhạy với chạm nhẹ, mất cảm giác khi chạm vào lạnh, nóng hoặc đau
  • Những thay đổi trong các giác quan đặc biệt: Rối loạn mùi và vị, ảo giác thị giác, mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn, nhìn đôi, điếc,ù tai.
  • Các triệu chứng khác: Chóng mặt, mất thăng bằng, khó nuốt, nói ngọng.
  • Các vấn đề về giấc ngủ: khó ngủ, chuyển động chân không kiểm soát được khi ngủ, ngủ gật không kiểm soát hoặc ngủ quá nhiều
  • Những thay đổi trong ý thức: Ngất, lú lẫn hoặc mê sảng, co giật, hôn mê
  • Những thay đổi trong nhận thức: Khó hiểu ngôn ngữ hoặc sử dụng ngôn ngữ để nói hoặc viết, trí nhớ kém, khó khăn với các kỹ năng vận động thông thường, không có khả năng nhận ra các vật thể quen thuộc hoặc khuôn mặt quen thuộc. Không có khả năng duy trì sự tập trung khi làm việc, không phân biệt bên phải và bên trái.

 

 

Đau lưng là một trong các triệu chứng từ sự ảnh hưởng của thần kinh

 

 

Do đó, khi có vấn đề về hệ thống thần kinh, khách hàng nên chủ động đi khám thần kinh để được bác sĩ chuyên môn chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

Danh mục: Sống khỏe mỗi ngày