NHỮNG BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SINH NON VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Trẻ sinh non thường gặp rất nhiều bệnh lý như: vàng da, viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, chậm phát triển tinh thần và vận động, bệnh võng mạc... do hệ miễn dịch yếu và các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện.
1. TRẺ ĐƯỢC GỌI LÀ SINH NON KHI NÀO
Trẻ được gọi là sinh non khi sinh ra dưới 37 tuần tuổi thai là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và di chứng ở sơ sinh. Trẻ sơ sinh ra đời dưới 28 tuần được gọi là sơ sinh cực non, trẻ sinh từ 28 – 34 tuần là trẻ sinh non tháng, trẻ sinh từ 34 – 37 tuần là trẻ sinh non muộn. Trẻ sơ sinh “có thể sống” được bắt đầu từ 22 tuần tuổi thai và cân nặng > 500gram. Trẻ sinh càng non thì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất và để lại các di chứng càng cao. Trẻ dễ bị các bệnh như:
- Suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành, dễ mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản;
- Xuất huyết não;
- Hạ thân nhiệt;
- Nhiễm trùng sơ sinh;
- Vàng da;
- Loạn sản phổi;
- Bệnh võng mặc ở trẻ đẻ non;
- Di chứng chậm phát triển tinh thần, vận động.
2. NHỮNG BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SINH NON
2.1 Suy hô hấp
Trẻ sinh non thường mắc bệnh lý suy hô hấp do hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị suy hô hấp do thiếu chất surfactant, cơ hô hấp của trẻ yếu, trẻ dễ bị các cơn ngừng thở kéo dài >20 giây trong những ngày đầu sau sinh, trẻ khó thở, tím tái sau sinh thường gặp ở trẻ đẻ non dưới 34 tuần. Trẻ hay bị viêm phổi, viêm phế quản...
2.2 Xuất huyết não sơ sinh
Trẻ sinh non thường bị xuất huyết não sơ sinh, do thành mạch dễ vỡ, có thể vỡ bất kỳ các mạch máu nào ở màng não và não. Tỷ lệ gặp ở trẻ sơ sinh cao, đặc biệt là trẻ đẻ non, tỷ lệ tử vong cao. Nếu cấp cứu được thì trẻ thường để lại di chứng cao như bại não, chậm phát triển vận động tinh thần, hẹp hộp sọ, động kinh.
Biểu hiện: Trẻ kích thích, bỏ bú, khóc thét, hoặc rên è è, sốt hoặc hạ thân nhiệt, hoặc co giật, li bì, hôn mê. Có thể thấy trẻ tím tái, thóp phồng căng, khớp sọ giãn
2.3 Hạ thân nhiệt
Là bệnh lý hay gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt là ở trẻ đẻ non, do quá trình điều hòa bị mất cân bằng, diện tích da/ cân nặng lớn, lượng mỡ dưới da ít đặc biệt là lớp mỡ nâu ít, thiếu năng lượng để chuyển hóa và sinh nhiệt.
Biểu hiện: toàn thân lạnh, da ở tay chân xanh nhợt, khóc yếu ớt, bú kém, giảm hoạt động, thờ ơ. Hô hấp trẻ có khó thở, thở nhanh nông, thở không đều, nặng có thể suy hô hấp, ngừng thở, rối loạn nhịp tim.
2.4 Nhiễm trùng sơ sinh
Trẻ sơ sinh càng non thì hệ miễn dịch càng yếu trẻ càng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Tỷ lệ nhiễm trùng ở nam và nữ là như nhau. Triệu chứng bệnh thường không điển hình, bệnh thường nặng và nguy cơ tử vong cao. Có thể gặp nhiễm trùng sơ sinh sớm (xảy ra trong 3 ngày đầu sau sinh) hoặc nhiễm trùng sơ sinh muộn (thường xảy ra muộn sau 3 ngày sau sinh).
Biểu hiện:
- Nhiệt độ không ổn định: có thể sốt hoặc hạ nhiệt độ.
- Có thể có sụt cân.
- Hô hấp: Xanh tím, rối loạn nhịp thở, thở rên, thở nhanh > 60 lần/phút + co kéo, ngừng thở > 15 giây.
- Tim mạch: xanh tái, da nổi bông, nhịp tim nhanh > 160 lần/phút, lạnh đầu chi, thời gian hồng trở lại của da kéo dài > 3s, huyết áp hạ.
- Tiêu hóa: Bú kém, bỏ bú, chướng bụng, nôn ói, tiêu chảy, dịch dạ dày ứ > 2/3 số lượng sữa bơm của bữa trước. Gan, lách to.
- Da và niêm mạc: Da tái, nổi vân tím, phát ban, xuất huyết, vàng da sớm trước 24 giờ, phù cứng bì, viêm da có mủ, viêm rốn. Có thể có tử ban, tụ máu dưới da, xuất huyết nhiều nơi.
- Thần kinh: Tăng hoặc giảm trương lực cơ, dễ bị kích thích, co giật, thóp phồng, giảm phản xạ, hôn mê.
2.5 Vàng da
Vàng da là thường xảy ra ở tất cả các trẻ sinh non, do Bilirubin tăng cao, sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình thủy phân hồng cầu bình thường. Ở sơ sinh các tế bào hồng cầu luôn được tạo mới và phá hủy diễn ra nhiều hơn, khi hồng cầu bị vỡ giải phóng ra ra hemoglobin, chất này sẽ chuyển hóa tạo thành Bilirubin. Bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan và đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu. Ở trẻ đẻ non chức năng gan của trẻ còn kém nên khả năng
2.6 Loạn sản phế quản phổi
Do phổi của trẻ đẻ non chưa hoàn thiện phải thở máy áp lực cao và thời gian kéo dài, đặc biệt là ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần. Khi trẻ bị loại sản phế quản phổi có thể gây tăng áp lực động mạch phổi, xẹp phổi, xơ phổi, gây nhiễm trùng nặng, suy tim... nguy cơ tử vong cao.
Biểu hiện: Thở nhanh, rút lõm lồng ngực, tím tái, phụ thuộc oxy. Chụp X-quang phổi tùy từng giai đoạn khác nhau mà có hình ảnh khác nhau. Có thể thấy tăng thể tích phổi, sợi, đám mờ, hoặc dạng nang, nhiều vùng ứ khí.
2.7 Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non
Là tình trạng bệnh lý tại mắt do sự phát triển bất thường của mạch máu của trẻ đẻ non, cân nặng thấp. Thường gặp ở trẻ đẻ non thở oxy kéo dài, thở oxy nồng độ cao. Bệnh có thể gây mù lòa nếu không được khám, điều trị kịp thời. Dựa vào khám thực, căn cứ vào các vị trí tổn thương, giai đoạn tiến triển và mức độ giãn của mạch máu võng mạc mà quyết định điều trị hay theo dõi cho trẻ.
2.8. Hệ miễn dịch yếu
Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch thường yếu, đặc biệt là trẻ đẻ non mọi cơ quan đều chưa hoàn thiện, chính vì vậy trẻ rất dễ bị mắc nhiều bệnh như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản... và khi bị bệnh thường khó hồi phục
2.9 Di chứng chậm phát triển tinh thần, vận động
Trẻ sinh non các cơ quan tổ chức phát triển chưa hoàn thiện, trẻ dễ có nguy có bị xuất huyết não, nhiễm trùng nặng...Trẻ sinh non thường để lại các di chứng về vấn đề chậm phát triển khả năng học tập và nhận thức kém, các khiếm khuyết về nhận thức và hành vi thể nhẹ hơn, thiểu năng nặng, bại não, tổn thương thị lực và thính lực, gia mắc các phổ tự kỷ.
Biểu hiện:
- Chậm vận động: trẻ chậm biết lật, ngồi, bò, đứng, đi khi đến tuổi, chậm phát triển vận động thô ở mức độ nhẹ.
- Chậm biết nói, hoặc khó nói, chậm phát triển trí tuệ, bại não.
- Mất thính lực, thị lực. Tỉ lệ này thường gia tăng ở những trường hợp xuất huyết trong não thất hay nhuyễn chất trắng cạnh não thất.
3. ĐIỀU TRỊ
Trẻ đẻ non tháng có tỷ lệ tử vong và mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với trẻ đẻ đủ tháng. Điều trị trẻ đẻ non luôn là một thách thức đối với các bác sĩ nhi khoa và là vấn đề của toàn xã hội. Ở trẻ sinh non các cơ quan đều chưa hoàn thiện, nên trẻ đối diện với nhiều nguy cơ nên trẻ cần được chuẩn bị đầy đủ về thể chất để sẵn sàng thích nghi với môi trường sống bên ngoài. Tùy theo các nguyên nhân, triệu chứng biểu hiện bệnh lý khác nhau mà có kế hoạch điều trị cụ thể. Ở trẻ đẻ non cần chú ý đến vấn đề chăm sóc, theo dõi trẻ đẻ non:
- Theo dõi về hô hấp và oxy liệu pháp: Trẻ sinh non có nguy cơ thiếu hụt surfactant, dễ xuất hiện những cơn ngừng thở. Nếu không được theo dõi và phát hiện kịp thời trẻ có nguy cơ tử vong.
- Phòng ngừa hạ thân nhiệt: giữ nhiệt độ cơ thể bé 36 -37 độ C, chân ấm, hồng. Đảm bảo nhiệt độ cho trẻ bầng cách cho trẻ nằm lồng ấp, giường sưởi, hay cho trẻ tiếp xúc da kề da ( Chăm sóc Kangaroo)
- Chú ý dinh dưỡng cho trẻ: Nên khuyến khích cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ không bú được cho trẻ ăn bằng ống thông, hoặc đổ thìa...Theo dõi lượng ăn của trẻ để đảm bảo đủ dinh dưỡng và cung cấp yếu tố vi lượng hàng ngày khi trẻ đã dung nạp tốt sữa mẹ..
- Đảm bảo môi trường vô khuẩn, sạch sẽ, chú ý vệ sinh tay khi tiếp xúc với trẻ, hạn chế.