THÁP DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 1 ĐẾN 6 TUỔI

Võ Thị Ngọc Minh
2024-10-14
THÁP DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 1 ĐẾN 6 TUỔI

Để trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh, mỗi một độ tuổi cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ phát triển thể chất và não bộ. Cha mẹ cần nắm được các nhóm chất cần thiết và nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày theo độ tuổi để từ đó chuẩn bị những khẩu ăn phần cân bằng, lành mạnh cho trẻ. Dưới đây là những lưu ý về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi.


1. Đặc điểm giai đoạn trẻ từ 1- 6 tuổi

Giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi là thời điểm quan trọng để trẻ dần chuyển tiếp sang độ tuổi học đường. Giai đoạn này cha mẹ nên quan tâm đến tốc độ tăng trưởng thể chất, phát triển não bộ và hành vi ăn uống của trẻ.

  • Trẻ em ở tầm tuổi này sẽ dần thể hiện rõ hành vi lựa chọn loại thực phẩm thích hoặc không thích, thậm chí là không muốn ăn. Trẻ 3-5 tuổi cũng thích làm chủ trong bữa ăn và thích món mới, lạ và ăn uống vui vẻ (đối với trẻ 4-6 tuổi).
  • Về thể chất, mức tăng trưởng của trẻ sẽ ổn định hơn so với lứa tuổi sơ sinh. Ví dụ như trước đó nếu trẻ bụ bẫm thì độ tuổi này sẽ dần gọn hơn. Điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng sợ con suy dinh dưỡng hoặc thấp còi, tuy nhiên thực tế trẻ vẫn tăng trưởng, chỉ là nên chú ý điều chỉnh để cân đối và khỏe mạnh hơn. Tốt nhất trẻ cần tăng trưởng khỏe mạnh hơn là nhìn bụ bẫm dễ thương.

 

Trẻ từ 1- 6 tuổi có thể bị suy dinh dưỡng nếu không được đáp ứng đủ dinh dưỡng

2. Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi

Với trẻ giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi, ta có thể chia chế độ dinh dưỡng ra làm 2 giai đoạn khác nhau:

  • Từ 1 - 3 tuổi.
  • Từ 3 - 6 tuổi.

Ở mỗi giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng và nhu cầu thực phẩm của trẻ lại có sự khác biệt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho trẻ đối với từng giai đoạn và cách xây dựng bữa ăn hàng ngày cho trẻ.

2.1. Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 - 3 tuổi

Trong giai đoạn từ 1 - 3 tuổi, trẻ vẫn chưa thể tự ăn uống một mình mà vẫn cần người hỗ trợ, giám sát để tránh bị nghẹn trong bữa ăn. Thức ăn chính của trẻ vẫn là cháo, sữa, bột ăn dặm, các loại thực phẩm mềm hoặc cắt nhỏ cho dễ ăn. Trong độ tuổi này, cha mẹ có thể cho bé ăn 3 - 4 bữa chính là cháo, súp hoặc bột nhưng vẫn phải chú ý cung cấp đủ cho bé 4 nhóm chất chính gồm:

  • Tinh bột (phở, bún, gạo, đỗ...)
  • Đạm ăn cả cái (cá, thịt, trứng, tôm, cua...). Không khuyến khích cho ăn nước hầm, ninh.
  • Chất béo (mỡ động vật, dầu ăn).
  • Vitamin và khoáng chất (rau xanh, hoa quả cắt hoặc xay, nghiền).

 

Trong chế độ ăn của trẻ không thể thiếu vitamin và khoáng chất

2.2. Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Đối với trẻ từ 3 đến 5 tuổi, trẻ bắt đầu đến trường mầm non, học tập và vui chơi với bạn bè nên cần rất nhiều năng lượng và dinh dưỡng. Đây cũng là giai đoạn mà trẻ phát triển chiều cao và cân nặng rất nhanh, do vậy ngoài việc bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất chính thì cha mẹ cần bổ sung cho con lượng sữa nhất định để giúp phát triển chiều cao của trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích và cho trẻ sử dụng các loại sữa tươi không đường, ít đường hoặc sữa công thức, với liều lượng khoảng 500ml/ngày.

Ngoài ra cũng cần gia tăng lượng rau củ quả, trái cây trong khẩu phần ăn của trẻ. Các món ăn cũng nên được trình bày thật bắt mắt và hấp dẫn để kích thích khẩu vị, hứng thú ăn trái cây, rau củ cho trẻ.

 

Trẻ từ 3 đến 6 tuổi có thể bổ sung sữa công thức để tăng cường dinh dưỡng

3. Nguyên tắc chăm sóc trẻ theo tháp dinh dưỡng

Để đáp ứng cho sự phát triển của trẻ từ 1 đến 6 tuổi, cha mẹ cần chú ý các nhóm chất quan trọng như: chất béo omega 3, đạm, thực phẩm chứa lợi khuẩn, rau củ quả...vì giúp trẻ phát triển não bộ, hệ miễn dịch. Quan trọng nhất là đa dạng hóa nguồn thực phẩm, không nên chỉ tập trung vào một số loại nhất định. Ngoài ra, cũng cần tránh cho trẻ ăn nhiều các món đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, bánh kẹo, nước ngọt vì dễ gây “nghiện”. Những loại thực phẩm này còn có thể làm trẻ no giữa các bữa, chứa chất ngọt tổng hợp, chất béo không tốt và nhiều chất phụ gia khác... không tốt cho sức khỏe của trẻ. Khi xây dựng chế độ ăn hàng ngày cho trẻ, cha mẹ nên thực hiện theo các nguyên tắc sau:

  • Tùy vào độ tuổi để phân bổ nhóm thực phẩm, lượng thức ăn sao cho phù hợp với trẻ.
  • Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cho trẻ tập ăn từ những thức ăn dạng lỏng, lượng ít tới dạng đặc, lượng nhiều dần và dần cho bé làm quen với những loại thực phẩm mới.
  • Nên sử dụng lượng dầu mỡ vừa đủ, chỉ dùng đủ lượng để có thể hòa tan các vitamin tan trong dầu mỡ.
  • Nên cho trẻ ăn cá, thịt, tôm...nguyên cái, không nên chỉ cho trẻ ăn nước ninh, hầm.
  • Khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn, hứng thú với bữa ăn bằng cách trang trí món thật đẹp mắt, sáng tạo và hương vị hấp dẫn.
  • Lựa chọn thực phẩm an toàn, vệ sinh, đảm bảo chất lượng và luôn rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.

Giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi là độ tuổi trẻ phát triển rất nhanh về cả thể chất và trí não. Cha mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ để đảm bảo trẻ có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển một cách toàn diện. Nắm được tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi sẽ giúp cha mẹ xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho con.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

 

Danh mục: Dinh Dưỡng Cho Bé