THỰC ĐƠN ĂN DẶM GIÀU CANXI CHO BÉ

Võ Thị Ngọc Minh
2024-07-10
THỰC ĐƠN ĂN DẶM GIÀU CANXI CHO BÉ

Canxi được biết đến như vi chất dinh dưỡng quan trọng quyết định đến sức khỏe, chiều cao, trí tuệ và tầm vóc của trẻ. Khi trẻ bị thiếu canxi trong giai đoạn đầu đời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến thực đơn ăn dặm giàu canxi để bổ sung theo đúng nhu cầu khuyến nghị cho trẻ.

1. Nhu cầu canxi của bé

Canxi có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển. Canxi không chỉ hỗ trợ sự hình thành và phát triển của xương và răng, mà còn giúp duy trì mật độ xương cũng như khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên. Hơn nữa, canxi còn góp phần trong việc đảm bảo các cơ và dây thần kinh hoạt động bình thường kể cả trong việc giải phóng các hormone và enzyme.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không được cung cấp đủ lượng canxi hàng ngày theo nhu cầu khuyến nghị có thể dẫn tới nguy cơ cao bị còi xương , đôi khi còn có những triệu chứng như đau và yếu cơ. Còn với thanh thiếu niên, đặc biệt là bé gái mà có chế độ ăn không cung cấp đủ canxi có thể có nguy cơ phát triển bệnh loãng xương, làm tăng nguy cơ gãy xương do xương bị suy yếu hoặc một số dị tật như chân vòng kiềng.

Việc bổ sung canxi cho bé thường có thể sử dụng các loại thực phẩm chứa hàm lượng vi chất này. Một số loại thực phẩm đó có thể kể đến bao gồm sữa, sản phẩm chế biến từ sữa- sữa chua, pho mai, các loại cá, hải sản, đậu đỗ, ngũ cốc hay rau có lá màu xanh đậm. Chẳng hạn khi cho trẻ uống một ly sữa với dung tích 100ml, ăn một hộp sữa chua hoặc một miếng phomai thì có thể cung cấp khoảng 100mg canxi cho cơ thể.

Nhu cầu canxi cho trẻ từ 6 đến 12 tháng khoảng 400mg/ngày nên nếu trẻ đang bú sữa và chuẩn bị chuyển sang thời gian ăn dặm thì cha mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng này, đồng thời kết hợp nhiều loại thực phẩm để đa dạng bữa ăn cho trẻ. Ngoài ra, cùng với việc bổ sung canxi cha mẹ cũng nên bổ sung vitamin D để giúp cho việc hấp thu canxi trong cơ thể được tốt hơn. Vì vitamin D trong sữa mẹ và trong các loại thực phẩm khá thấp.

Sữa chua là món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm giàu canxi cho bé

2. Những thực phẩm ăn dặm giàu canxi

2.1. Sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa

Sữa thuộc nhóm thực phẩm ăn dặm giàu canxi có nhiều lợi ích sức khỏe cho mọi lứa tuổi, ngoài hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa quan trọng như kali, protein, vitamin D, vitamin A,.. sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa còn thuộc nguồn thực phẩm dồi dào canxi.

Cơ thể hấp thu canxi trong các sản phẩm sữa hay được chế biến từ sữa một cách dễ dàng hơn so với canxi ở các nguồn thực phẩm khác. Nếu trẻ không thích uống sữa thì cha mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua, phô mai...

Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm thì thực đơn ăn dặm bổ sung canxi có thể sử dụng kết hợp sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa ở dưới dạng sữa nguyên chất hoặc sữa chua có hương vị hoặc các loại bánh kẹp phô mai, ...

2.2. Hạt đậu nành

Hạt đậu nành được xếp vào nhóm thực phẩm ăn dặm giàu canxi có thể sử dụng trong bữa ăn của trẻ. Cha mẹ có thể sử dụng đậu nành để làm ra các sản phẩm sữa đậu nành, đậu phụ để chế biến món ăn cho trẻ.

Sữa đậu nành sẽ được sử dụng cho những người không dung nạp latosa. Sử dụng đậu nành trong chế độ ăn của trẻ có thể giúp cung cấp hàm lượng vi chất dinh dưỡng như sắt cũng như chất xơ, chất khoáng lành mạnh.

2.3. Hạt đậu xanh

Đậu xanh và đậu lăng cũng được xếp vào nhóm đậu đỗ có khả năng bổ sung hàm lượng canxi tốt cho trẻ. Thành phần của chúng đều giàu vitamin A, vitamin E, vitamin C và chất xơ, đồng thời còn chứa cả acid béo không bão hoà đa, magie, kali, sắt, folate...

2.4. Cá và hải sản

Hầu hết các loại cá đóng hộp như cá hồi, cá mòi và cá ngừ đều có thể được xếp vào nhóm thực phẩm giúp bổ sung canxi cho trẻ được tốt nhất. Vì vậy, cha mẹ hãy ưu tiên để trẻ sử dụng những loại thực phẩm này trong thực đơn ăn dặm bổ sung canxi của trẻ.

Ngoài việc cá và hải sản có thể cung cấp canxi thì đây cũng thuộc nhóm thực phẩm bổ sung các thành phần dinh dưỡng tốt như protein, acid omega 6, ...

2.5. Trái cây

Một số loại trái cây như đu đủ có thể cung cấp canxi cho bé khá tuyệt vời. Các loại trái cây này có thể cho trẻ ăn riêng hoặc có thể ăn kèm với một số món tráng miệng như sữa trứng, bánh pudding...

Hoặc có thể cho trẻ ăn cam ngoài cung cấp 50mg canxi cam còn cung cấp nhiều vitaminC, kali, magie, folate...

2.6. Các loại hạt

Một số hạt như đậu phộng, hạnh nhân, óc chó đều thuộc nhóm thực phẩm giàu canxi. Hạt hạnh nhân chứa tới 228mg canxi trong 100 gam ăn được. Hơn nữa các loại hạt này còn có nhiều chất béo lành mạnh, vitamin E, magie, chất xơ.

2.7. Trứng giúp bổ sung canxi cho bé

Trứng được sử dụng trong bữa ăn dặm của trẻ 9 tháng tuổi trở lên. Thành phần dinh dưỡng của trứng cung cấp hàm lượng lớn protein, vitamin và trứng cũng được xếp vào nhóm thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, có một số trẻ không thể ăn được trứng bởi có thể gây ra một số phản ứng dị ứng. Do đó, cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng trứng trong bữa ăn dặm của trẻ.

Các loại trái cây như cam, đu đủ là những món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm giàu canxi cho bé

3. Thực đơn ăn dặm giàu canxi cho trẻ

  • Súp khoai lang phô mai: nguyên liệu bao gồm khoai lang và phô mai. Khoai lang được làm sạch, cắt miếng nhỏ rồi mang đem luộc chung với thịt gà/thịt lợn hoặc thịt bò sau đó xay nhuyễn thì cho phô mai rồi khuấy đều cho tan.
  • Bột tôm súp lơ phô mai: nguyên liệu bao gồm tôm sú, súp lơ xanh, phô mai, bột gạo, dầu olive. Trước khi chế biến cần sơ chế nguyên liệu: tôm sú bóc vỏ, làm sạch rồi băm nhuyễn. Sau đó phi hành thơm cùng với dầu oliu và cho tôm vào xào nhanh. Bột gạo khuấy với nước cho đến khi đặc lại thì cho tôm và súp lơ xay nhuyễn vào đến khi chín mềm thì tắt bếp. Sau đó cho phô mai vào khuấy đều cho tan. Món ăn này không những cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà còn cung cấp canxi cho trẻ.
  • Súp cua cùng với nấm rơm: thành phần nguyên liệu bao gồm nấm rơm, bột bắp, thịt cua. Trước khi chế biến, cua được làm sạch rồi đem đi luộc. Sau đó tách phần thịt và xé nhuyễn. Nấm rơm rửa sạch, ngâm nước muối rồi băm nhỏ. Cho thịt cua vào nước hầm xương heo, nấu sôi, sau đó cho nấm rơm vào và nêm vừa ăn. Có thể cho thêm một ít bột bắp để tạo độ sánh cho súp.
  • Đậu hũ chưng với trứng gà: thành phần nguyên liệu bao gồm đậu hũ non, trứng gà ta, hành lá. Đậu hũ non nghiền nhuyễn. Trứng gà đập vào bát và đánh tan cùng với một ít hành lá băm nhuyễn. Sử dụng một ít nước hầm gà cho vào trứng và đậu hũ non rồi đem đi chưng cách thuỷ. Khi nào hỗn hợp chín thì có thể sử dụng được.
  • Bột nghêu rau dền: thành phần nguyên liệu bao gồm nghêu sống, rau dền và bột gạo. Nghêu làm sạch đem đi luộc sơ cho há miệng, sau đó lột nghêu ra khỏi vỏ làm sạch. Nước luộc nghêu được giữ lại để nấu bột.Bột gạo khuấy với nước luộc nghêu đã để trong cho đến khi đặc lại sau đó cho nghêu băm nhuyễn vào, và cho rau dền cùng với gia vị nêm vừa đủ. Bột chín có thể mang cho trẻ ăn ngay.

Để trẻ có thể cao lớn, khỏe mạnh và thông minh mỗi ngày thì cha mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn của trẻ, đặc biệt bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ giúp quá trình phát triển toàn diện trong những năm đầu đời và cả những năm về sau của cuộc đời. Bé cũng nên được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Danh mục: Dinh Dưỡng Cho Bé