TRẺ QUẤY KHÓC KHI ĐẶT NẰM XUỐNG: PHẢI LÀM THẾ NÀO ?

Võ Thị Ngọc Minh
2024-10-18

Giai đoạn đầu sau sinh là giai đoạn bố mẹ dễ bị stress vì đây là giai đoạn trẻ cần thích nghi dần cuộc sống lạ lẫm ngoài bụng mẹ. Thời kỳ này trẻ quấy khóc nhiều, đặc biệt là lúc chiều muộn và bắt đầu tối.

Nhiều bố mẹ gặp phải tình huống trẻ đặt xuống là khóc và không biết phải xử lý như thế nào. Để giúp cho mẹ và bé giảm stress thời kỳ hậu sản các bậc phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ quấy khóc và có phương pháp hỗ trợ trẻ.

1. Hiểu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi có chu kỳ ngủ dài hơn so với thức. Trẻ chỉ thường thức giấc khi đói để được bú, trung bình khoảng 2-3 giờ trẻ thức đòi bú 1 lần .Thời gian ngủ trung bình của trẻ khoảng 18-20 giờ trong giai đọan sơ sinh, càng về sau thời gian giảm dần cho đến khi trẻ được 1 tuổi thời gian ngủ trung bình 12-14 giờ. Trẻ thường ngủ ngày thức đêm nhiều hơn. Cha mẹ nên tôn trọng giấc ngủ sinh lý của trẻ, không nên đánh thức trẻ khi trẻ còn chưa đói chưa dậy đòi bú và cũng cần lưu ý không nên để các bữa bú của trẻ sơ sinh cách xa nhau quá 3 giờ. Một số trường hợp đặc biệt như trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản cần chia nhỏ cử bú, giờ bú ...

Việc hiểu được sinh lý giấc ngủ trong giai đoạn sơ sinh là điều quan trọng giúp bố mẹ có những thay đổi phù hợp trong quá trình chăm sóc trẻ, giúp trẻ giảm tình trạng trẻ quấy khóc.

 

Trẻ sinh non cần được bú nhiều lần hơn

2. Làm thế nào để trẻ không khóc khi đặt xuống giường?

Do bé đói, do tả ẩm ướt, trẻ đòi ôm ấp vỗ về, trẻ đầy bụng, khó tiêu, táo, chậm đi ngoài,trẻ bị lạnh hoặc nóng, hoặc bị côn trùng đốt hoặc tiếng ồn, ánh sáng gây khó chịu cho trẻ. Đôi khi trẻ không khỏe...cũng quấy khóc.

Trẻ sơ sinh thường rất cần sự âu yếm, vỗ về, cảm giác được bảo vệ che chở. Bé thích được cảm nhận được sự hiện diện của cha mẹ thông qua khuôn mặt, giọng nói quen thuộc của bố mẹ. Thậm chí nhiều trẻ còn nhận biết được mùi hương đặc trưng của từng người. Khóc có thể là cách bé đòi được yêu thương, ôm ấp. Một số cha mẹ sẽ băn khoăn liệu mình có làm hư con khi bế ẵm quá nhiều thì hãy yên tâm, trong những tháng đầu đời, bé sẽ không bị làm hư bằng cách này.

 

Nên ru và ôm ấp cho đến khi bé đi vào giấc ngủ để tránh khiến trẻ giật mình khi đặt xuống

Mặc dù mỗi bé có những đặc điểm khác nhau, hầu hết các trẻ sơ sinh sẽ quấy khóc nếu bố mẹ đặt bé xuống nằm một mình khi còn đang thức. Vì thế muốn tránh tình huống trẻ cứ đặt xuống là khóc, bố mẹ cần ru và ôm ấp cho đến khi bé đi vào giấc ngủ.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bé sẽ không tự ngủ được khi nằm riêng ở nôi hay bố mẹ không thể tập cho trẻ cách ngủ một mình. Thỉnh thoảng, trẻ sơ sinh có thể thức giấc khi chúng đói bụng và nhìn ngắm những đồ vật thu hút sự chú ý ở xung quanh trẻ. Bố mẹ nên sửa soạn và chuẩn bị giường cho trẻ để tạo cảm giác an toàn và thoải mái như thỉnh thoảng xoay trở tư thế ngủ của trẻ hoặc thay đổi các đồ vật xung quanh. Trong một vài tuần, trẻ sẽ bắt đầu khám phá và chơi đùa bằng tay; quan sát, cảm nhận, sờ, mút và kiểm soát các đồ vật như đang chơi một trò chơi. Điều này khiến cho trẻ luôn cảm thấy thú vị và không quấy khóc nếu phải thức dậy một mình giữa đêm.

 

Khi được vài tháng tuổi, trẻ sơ sinh có thể tự chơi đùa một mình trong một khoảng thời gian ngắn nên bố mẹ cũng sẽ không gặp nhiều các tình huống trẻ đặt xuống là khóc. Thậm chí vào thời điểm này, bố mẹ có thể tập cho trẻ tự ngủ mà không cần hỗ trợ quá nhiều. Việc cần làm là chăm sóc hoặc âu yếm trẻ tạo cảm giác yên lòng có bố mẹ bện cạnh giúp trẻ sẵn sàng đi vào giấc ngủ khi được đặt xuống. Một cách khác là đặt bé nằm xuống trước sau đó lắc lư nôi hay vuốt ve trẻ để chúng cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Các phương pháp giúp trẻ tự ngủ ngon

Để hạn chế trẻ quấy khóc khi được đặt nằm xuống, một số biện pháp giúp trẻ ngủ ngon giấc cũng có thể được áp dụng như:

  • Nhận biết khi nào trẻ buồn ngủ: việc nhận biết lúc nào trẻ đang buồn ngủ để ru ngủ là việc làm cần thiết cho một giấc ngủ ngon. Đa số trẻ sơ sinh khi cảm thấy buồn ngủ sẽ có các dấu hiệu như chớp mắt, ngáp, kéo tai, bứt rứt. Người mẹ thường dễ phát hiện và cảm nhận được con mình đang buồn ngủ và nên đặt vào giường hoặc nôi.
  • Giúp trẻ làm quen với chu kỳ ngày đêm: giúp trẻ phân biệt được ban ngày và ban đêm thông qua các biện pháp như:
    • Trò chuyện và chơi đùa với trẻ nhiều hơn vào ban ngày.
    • Phòng của trẻ nên thông thoáng và nhiều ánh sáng vào ban ngày.
    • Khi cho trẻ bú vào ban ngày, không cần thiết hạn chế tiếng ồn
    • Khi trẻ chưa ngủ sâu, mẹ có thể nhẹ nhàng đánh thức trẻ.
    • Ngược lại, vào ban đêm, nên giữ yên lặng lúc trẻ đang bú.
    • Phòng ngủ buổi tối của trẻ nên tắt hết đèn hoặc lựa chọn chế độ ánh sáng dịu êm
 

 

Ba mẹ cần nhận biết dấu hiệu buồn ngủ

của trẻ để cho trẻ ngủ đúng giấc

Các biện pháp trên nên được áp dụng từ khi trẻ được 2 tuần tuổi. Việc rèn luyện sớm khả năng nhận biết ngày và đêm giúp việc đi ngủ của trẻ dễ dàng và thuận lợi hơn cho bố mẹ và người chăm sóc.

  • Tập cho bé tự ngủ: khi bước vào tháng tuổi thứ hai, bố mẹ có thể bắt đầu tập cho bé thói quen tự ngủ. Trẻ nên có nôi hoặc giường riêng để đặt trẻ xuống lúc đang buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Bản chất của việc tập cho bé tự đi ngủ là hình thành một phản xạ có điều kiện. Nếu bố mẹ lựa chọn phương án ru nôi hoặc bế, đung đưa trẻ thì bé sẽ không thể ngủ nếu không được đung đưa như vậy. Bố mẹ nên lựa chọn các “điều kiện” dễ làm để có thể thực hiện lặp lại mỗi khi cho bé ngủ. Nhiều chuyên gia cho rằng nên đặt bé xuống nôi hoặc giường khi bé buồn ngủ, để ánh sáng dịu nhẹ và có thể bật nhạc nhẹ nhàng cho trẻ. Việc ngậm nấm vú giả hoặc ru cho đến khi trẻ ngủ trên tay mình là việc không nên làm.

Trẻ quấy khóc khi được đặt nằm xuống là tình trạng gặp phải hầu hết ở trẻ sơ sinh trong những tuần đầu. Cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp trong bài viết trên để giúp trẻ có một giấc ngủ ngon, không quấy khóc và giúp trẻ phát triển toàn diện.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa , các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Danh mục: Dinh Dưỡng Cho Bé