TRIỆU CHỨNG HẠ CANXI MÁU THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH

Võ Thị Ngọc Minh
2024-07-11
TRIỆU CHỨNG HẠ CANXI MÁU THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH

Trẻ sơ sinh luôn là đối tượng được quan tâm, chăm sóc, bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên khỏe mạnh và không có bệnh tật gì. Tuy nhiên, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, tình trạng hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

1. Tầm quan trọng của canxi đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh

Canxi có vai trò quan trọng trong sự phát triển xương và răng, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Nếu bị thiếu canxi, sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, khiến bé bị còi xương, chậm lớn, răng mọc không đều và yếu hơn, dễ bị sâu răng hơn.

Không chỉ ảnh hưởng đến xương và răng, canxi còn có ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh, nhất là sự phát triển của não bộ, giúp điều hòa nhịp tim và đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.

Nếu không cung cấp đủ lượng canxi cho trẻ, tình trạng hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh sẽ xảy ra và gây ra một loại biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thậm chí là tử vong như co rút cơ, còi xương, và nhiều bệnh lý khác.

Canxi có vai trò quan trọng trong sự phát triển xương và răng

2. Tại sao hạ canxi máu ở trẻ em có thể xảy ra?

Sau đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh:

  • Trẻ không được tắm nắng thường xuyên hoặc tắm nắng sai cách, dẫn đến thiếu hụt vitamin D dẫn đến tình trạng hấp thụ canxi không hiệu quả.
  • Người mẹ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ không bổ sung đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi, dẫn đến trẻ không thể hấp thụ canxi thông qua sữa mẹ
  • Trẻ bị dị tật tuyến giáp bẩm sinh
  • Trong quá trình sinh sản, trẻ bị ngạt thở do thiếu oxy
  • Một số trẻ bị di chứng do người mẹ trong quá trình mang thai bị đái tháo đường thai kỳ hoặc ngộ độc thai nghén...
  • Nồng độ albumin, magie máu thấp.

3. Những biểu hiện hạ canxi máu thường gặp ở trẻ sơ sinh

Mặc dù canxi chủ yếu có ở trong xương và răng, số rất ít còn lại ở trong máu nhưng chúng lại có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu lượng canxi máu giảm xuống trầm trọng thì cơ thể trẻ gần như ngừng hoạt động, co giật xảy ra và nếu không cấp cứu kịp, hạ canxi máu sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

  • Bố mẹ cần nắm được những biểu hiện hạ canxi máu ở trẻ em nói chung và ở trẻ sơ sinh nói riêng để có thể ứng phó kịp thời nếu tình trạng này có xảy ra:
  • Trẻ quấy khóc, không chịu ăn hoặc bú, hay ngủ gà gật và dễ bị giật mình
  • Trẻ hoạt động ít hơn hoặc chậm chạp hơn, thở mạnh hơn, nghiến răng và đôi khi có hiện tượng khó thở.
  • Tình trạng co rút cơ xảy ra, nếu nặng hơn là co giật, run rẩy hoặc động kinh.
  • Tóc của trẻ rụng thành hình vành khăn ở sau gáy, đây là dấu hiệu điển hình để nhận biết hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh
  • Tăng phản xạ gân xương: Cha mẹ có thể kiểm tra bằng cách thực hiện dấu chvostek bằng cách gõ lên vị trí trước gờ tai ngoài 2cm và quan sát cơ mặt trẻ, nếu thấy tình trạng co cơ ở các vùng trên mặt thì chứng tỏ có khả năng trẻ bị hạ canxi máu, cần đưa trẻ đi khám để kiểm tra rõ hơn.

Nếu lượng canxi máu giảm xuống trầm trọng thì cơ thể trẻ gần như ngừng hoạt động

4. Phòng tránh và điều trị hạ canxi máu ở trẻ em

Nguyên tắc điều trị hạ canxi mỡ máu là bổ sung lượng canxi thiếu hụt bằng các phương pháp như truyền tĩnh mạch, tiêm hoặc qua đường uống. Nếu hạ canxi máu ở trẻ em xảy ra bởi nguyên nhân từ những bệnh lý khác nhau thì sau khi tình trạng trẻ ổn định, bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị các bệnh lý nền đó.

Hạ canxi máu ở trẻ em nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng nếu sớm phát hiện và điều trị thì sẽ không có quá nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên các bậc cha mẹ nên quan tâm đến một số biện pháp phòng tránh sau, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng hạ canxi máu có thể xảy đến với con trẻ:

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, lượng canxi cần bổ sung cho cơ thể cũng sẽ khác nhau, vì vậy cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống của trẻ sao cho bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, trong đó có canxi.

Đối với trẻ sơ sinh, nguồn canxi chủ yếu đến từ sữa mẹ vì vậy người mẹ cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ canxi thông qua ăn uống. Nên ăn những thực phẩm giàu canxi như sữa hoặc các chế phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt ngũ cốc, rau có màu xanh đậm.

Hằng ngày nên cho trẻ tắm trắng đúng cách từ 3 - 10 phút trước 9 giờ sáng và sau 3 giờ chiều, tắm nắng sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, đây là chất dẫn truyền giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm bổ sung canxi mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ, bổ sung dư thừa canxi cũng gây ra những hậu quả không tốt cho trẻ.

Tắm nắng sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, đây là chất dẫn truyền giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Danh mục: Tăng Chiều Cao Cho Trẻ