CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIỀU CAO: 8 YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
Tăng chiều cao cho trẻ luôn là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc nuôi dạy trẻ, giúp con không bị “mất oan” chiều cao và bỏ lỡ các cột mốc phát triển thể chất quan trọng. Vậy, chiều cao quyết định bởi yếu tố nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Trước và trong khi dậy thì, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Chúng bao gồm nhóm các tác nhân không thể tác động được (di truyền, giới tính) và nhóm các tác nhân có thể điều chỉnh được (dinh dưỡng, vận động, nội tiết tố, chất lượng giấc ngủ, tỷ trọng cơ thể và môi trường sống).
Sau giai đoạn dậy thì, các sụn tiếp hợp (đĩa tăng trưởng) ở xương sẽ cứng lại, ngừng tạo xương mới và chiều cao của trẻ sẽ ngừng phát triển. Lúc này, việc can thiệp vào các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ cũng không thể giúp trẻ cao hơn. Do đó, bố mẹ cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ để có biện pháp tối ưu kịp thời (nếu được):
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao?
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của một người bao gồm:
1. Yếu tố dinh dưỡng
Trong nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao mà bố mẹ có thể can thiệp được thì dinh dưỡng được xem là nhân tố quan trọng nhất. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, trẻ em Việt Nam nếu được sinh ra và lớn lên tại các nước phát triển thường có tầm vóc cao hơn trẻ em được nuôi dưỡng trong nước. Sự khác biệt này phần lớn là do chế độ dinh dưỡng.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng trẻ em và trẻ vị thành niên cần có đầy đủ 4 nhóm chất quan trọng trong mỗi bữa ăn để phát triển thể chất tối ưu, trong đó bao gồm nhóm chất đạm, chất đường bột, chất béo và cuối cùng là nhóm vitamin – khoáng chất,….Trong đó:
Chất đạm
Có nhiều trong sữa, thịt động vật (gia súc, gia cầm, hải sản,…), lòng trắng trứng và trong các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu nành, đậu que,…)
Vai trò: Xúc tác hầu như tất cả các phản ứng hóa học trong cơ thể, điều chỉnh biểu hiện gen, giúp sửa chữa và xây dựng các mô của cơ thể, tăng khối lượng cơ bắp, duy trì khối lượng xương, giảm huyết áp, giảm cảm giác đói, giảm mức độ thèm ăn, tăng cường trao đổi chất và hiệu suất chuyển hóa chất béo thành năng lượng.
Chất đường bột
Có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, yến mạch, các loại khoai (khoai tây, khoai mì, khoai sắn,…), cơm, bún, miến, hủ tiếu, phở, bánh mì, các loại hạt (hạt điều, hạt óc chó, hạt mắc ca, hạt bí,…), các loại rau xanh và các loại đậu.
Vai trò: Tinh bột (carbohydrate) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, chúng giúp cung cấp năng lượng cho não, thận, cơ tim và hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, chất xơ cũng là một loại carbohydrate hỗ trợ tiêu hóa, giúp bé cảm thấy no và kiểm soát mức cholesterol trong máu.
Chất béo
Có nhiều trong mỡ động vật, lòng đỏ trứng, dầu oliu, quả bơ, dầu ăn công nghiệp hoặc trong các loại hạt và các loại đậu.
Vai trò: Giúp xây dựng cấu trúc cấu trúc màng tế bào, hỗ trợ phát triển trí não, xương, thị giác, hệ miễn dịch, sức khỏe tim mạch cho bé.
Trong cơ thể, chất béo có chức năng như một kho dự trữ năng lượng quan trọng. Chúng cũng giúp hòa tan vitamin A, D, E, K cho cơ thể hấp thụ. Những vitamin này không thể được hấp thụ nếu thiếu chất béo.
Vitamin và khoáng chất
Có nhiều trong các loại rau xanh, củ và trái cây tươi
Vai trò: Được xem là những chất dinh dưỡng thiết yếu bởi vì khi phối hợp với nhau, chúng thực hiện hàng trăm vai trò trong cơ thể. Trẻ cần cung cấp đầy đủ 13 vitamin và 14 khoáng chất để phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng chiều cao tối đa.
Trong đó, canxi, magiê và vitamin D3 là “bộ ba thần thánh” có ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định chiều cao của trẻ.
2. Thừa cân, béo phì cùng là yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao
Nghiên cứu cho thấy các trẻ em thừa cân béo phì thường có chiều cao hơn hẳn các bạn cùng tuổi. Tuy vậy, sau giai đoạn dậy thì, trẻ béo phì thường thấp hơn các trẻ có cân nặng bình thường. Nguyên nhân được xác định là do lượng mỡ dư thừa trong thời thơ ấu đã tác động xấu đến quá trình tăng trưởng.
Mặt khác, trẻ em béo phì có sự kích thích từ Hormone Leptin trong mỡ nên các bé rất dễ gặp tình trạng dậy thì sớm. Đặc biệt, tình trạng này khá phổ biến ở các bé gái béo phì từ nhỏ. Tuy vậy, chiều cao ở trẻ béo phì thường “sớm nở tối tàn”, vừa cao lên một chút đã ngừng phát triển.
3. Yếu tố vận động – thể thao
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao thì vận động là yếu tố kích thích cơ thể sản sinh ra hóc môn tăng trưởng (GH) mạnh mẽ nhất. Các nghiên cứu cho thấy, nếu bé chỉ chơi thể thao hay vận động trong một buổi tập thì hiệu quả tăng trưởng hóc môn GH sẽ biến mất ngay sau 24h tập luyện. Tuy nhiên, nếu bé được vận động thường xuyên và điều độ thì hiệu quả sản sinh hóc môn tăng trưởng chiều cao sẽ gia tăng và duy trì ổn định suốt 24h00 sau đó.
xương phát triển và hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì
4. Chất lượng giấc ngủ
Ngủ đủ giấc chính là một trong những điều kiện tiên quyết để trẻ có thể phát triển chiều cao tối ưu. Nguyên nhân là vì hormone tăng trưởng của trẻ thường được cơ thể tiết ra nhiều nhất vào buổi đêm (22h đêm đến 1h sáng) và vào buổi sáng sớm (5h – 7h sáng).
- Trẻ sơ sinh: Cần ngủ từ 14 – 17 giờ / ngày.
- Trẻ nhỏ: Cần ngủ từ 12 – 15 giờ / ngày.
- Trẻ mới biết đi: Cần ngủ từ 11 – 14 giờ / ngày.
- Trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi): Cần ngủ từ 10 – 13 giờ / ngày.
- Trẻ trong độ tuổi đi học (6 – 11 tuổi): Cần ngủ từ 9 – 11 giờ / ngày.
- Thanh thiếu niên (12 – 17 tuổi) : Cần ngủ từ 8 – 10 giờ / ngày.
Một giấc ngủ chất lượng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ. Do đó, bố mẹ có thể giúp trẻ ngủ nhanh hơn, sâu hơn bằng cách:
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với màn hình điện thoại, tivi, máy tính hay bất kỳ thiết bị điện tử nào ít nhất 2 giờ trước khi ngủ.
- Tránh cho trẻ uống sữa hay ăn quá no trong vòng 2 giờ trước khi ngủ.
- Không cho trẻ tiêu thụ đồ ăn vặt, bánh kẹo ngọt hoặc thực phẩm chứa nhiều tryptophan và cafein trước khi ngủ.
- Bố mẹ có thể đọc truyện hay bật một bài nhạc để bé dễ ngủ hơn.
- Đảm bảo nhiệt độ phòng mát mẻ để bé dễ ngủ.
5. Môi trường sống
Trẻ sống trong một môi trường ô nhiễm hoặc gần các nguồn ô nhiễm thường dễ mắc các bệnh truyền nhiễm từ vi khuẩn, vi-rút,…khiến hệ miễn dịch của trẻ phải hoạt động “vất vả” hơn. Từ đó, trữ lượng vitamin và khoáng chất trong cơ thể bé nhanh chóng bị hao hụt, khiến trẻ thấp còi, chậm lớn.
Mặt khác, tình trạng kinh tế, xã hội, căng thẳng do học tập cũng có thể tác động đến nội tiết tố và ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ. Bố mẹ hãy chủ động tạo cho con một môi trường sống trong sạch, lành mạnh, kết hợp học tập, nghỉ ngơi, dinh dưỡng, vận động và ngủ đủ giấc để giúp trẻ cao lớn toàn diện.
6. Yếu tố di truyền (DNA)
Để trả lời cho câu hỏi “chiều cao quyết định bởi yếu tố nào?”, một nghiên cứu lớn nhất về chiều cao được tiến hành với tệp mẫu là DNA từ hơn 5.4 triệu người đã được thu thập, đã xác định được hơn 12.000 biến thể di truyền ảnh hưởng đến chiều cao. Một số gen này ảnh hưởng đến các đĩa tăng trưởng của xương và các gen khác sẽ quy định đến việc sản xuất các hormone tăng trưởng.
Các chủng tộc khác nhau thường có sự khác biệt rõ rệt về gen. Do đó, chiều cao trung bình của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi chủng tộc cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định.
Di truyền không chỉ quyết định chiều cao tối đa của một người mà còn có thể gây nên một số bệnh lý di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng đến chiều cao của bệnh nhân như hội chứng Down và hội chứng Marfan khiến bệnh nhân có tầm vóc thấp bé hơn người bình thường.
chính ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
7. Nội tiết tố
Hoạt động dưới sự điều tiết của gen, nội tiết tố là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao rõ rệt nhất. Nếu thiếu nội tiết tố hoặc hệ thống nội tiết hoạt động không hiệu quả, trẻ có thể bị rối loạn quá trình trao đổi chất, chậm lớn, dậy thì muộn,…ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của bé.
Suốt từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, cơ thể con người liên tục sản xuất ra các hormone. Chúng đóng vai trò như một tín là các tín hiệu kích hoạt các đĩa tăng trưởng tạo ra xương mới. Một số hormone liên quan đến chiều cao có thể kể đến như:
- Hormone tăng trưởng HGH (Human Growth Hormone): Được tạo ra trong tuyến yên. Đây là hormone quan trọng nhất giúp bé tăng trưởng chiều cao. Những trẻ mắc các bệnh di truyền bẩm sinh làm thiếu hụt hormone tăng trưởng sẽ có tốc độ phát triển chậm hơn, chiều cao sẽ thấp hơn so với các trẻ khỏe mạnh cùng tuổi.
- Hormone giới tính: Là loại hormone rất quan trọng đối với sự phát triển giới tính và cơ quan sinh sản của trẻ. Nam nếu thiếu Testosterone và nữ giới thiếu Estrogen có thể dậy thì muộn, khiến trẻ thấp lùn, chậm lớn.
- Hormone tuyến giáp: Gồm hormone T3, T4 điều chỉnh sự trao đổi chất đạm, đường bột và chất béo từ thực phẩm. Bên cạnh đó, tế bào nang giáp còn tiết ra hormone calcitonin, được phóng thích để đáp ứng với tình trạng tăng và giảm canxi trong máu, hỗ trợ quá trình tăng mật độ khoáng trong xương, phát triển chiều cao.
8. Giới tính
Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao dễ nhận thấy nhất đó chính là giới tính. Trước độ tuổi dậy thì, bé trai thường có xu hướng thấp hơn bé gái từ 0.5 – 1 cm. Tuy nhiên sau tuổi dậy thì, nam giới thường cao hơn nữ giới cùng tuổi từ 10 – 15 cm.
Các câu hỏi thường gặp về những yếu tố quyết định chiều cao
1. Gen quyết định bao nhiêu phần trăm chiều cao?
Theo các nghiên cứu tại Việt Nam, di truyền chỉ quyết định 23% chiều cao của trẻ. Như vậy, các bậc phụ huynh hoàn toàn có đến 77% cơ hội để cải thiện chiều cao của con trẻ bằng cách cải thiện chế độ dinh dưỡng, vận động và sinh hoạt. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao thì dinh dưỡng chiếm vai trò quan trọng nhất, quyết định đến 32% chiều cao của bé; tiếp đến là điều kiện sinh hoạt (25%) và cuối cùng là chế độ vận động (20%).
2. Ngủ muộn có ảnh hưởng đến chiều cao không?
Ngủ muộn chắc chắn ảnh hưởng đến chiều cao bởi ngủ là lúc cơ thể bé tiết ra lượng hormone tăng trưởng (HGH) nhiều nhất trong ngày. Bé chỉ có thể cao lên từng ngày, thông qua từng giấc ngủ sâu, chứ không thể cao lên trong lúc sinh hoạt, học tập và vui chơi. Vì thế, ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc thường là một điều kiện tiên quyết trong kế hoạch cải thiện chiều cao cho trẻ.
3. Bắp chân to có ảnh hưởng đến chiều cao không?
Việc có bắp chân to hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc tăng trưởng về chiều cao của một người. Ngược lại, bắp chân to thường thấy ở những người thường xuyên luyện tập thể dục, và chính việc luyện tập sẽ kích thích sự phát triển của xương. Tuy vậy, một người có bắp chân to và béo phì sẽ “trông” có vẻ lùn hơn so với bình thường.
Tóm lại, có nhiều yếu tố quyết định chiều cao của một người. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao bao gồm di truyền, dinh dưỡng, hoạt động thể chất và môi trường. Bố mẹ tuy không thể can thiệp vào gen di truyền hay giới tính của bé nhưng lại có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, chất lượng giấc ngủ và chế độ vận động để trẻ phát triển toàn diện. Tối ưu tầm vóc cho bé giờ đây không còn là một nhiệm vụ khó khăn khi bố mẹ thật sự hiểu rõ cách các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao chi phối tốc độ tăng trưởng ở trẻ.