CÁCH TẮM NẮNG CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ ĐỂ HẤP THỤ VITAMIN D

Võ Thị Ngọc Minh
2024-07-15
CÁCH TẮM NẮNG CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ ĐỂ HẤP THỤ VITAMIN D

Có rất nhiều cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, làn da của trẻ thường rất mỏng manh. Vậy, đâu mới là cách phơi nắng cho bé an toàn, giúp bé hấp thụ được nhiều vitamin D nhất? Mời các bậc phụ huynh cùng nhà thuốc Đại Minh khám phá trong bài viết dưới đây.

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Nên cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên tắm nắng đúng cách. Bởi tắm nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp cơ thể bé có đủ lượng vitamin D cần thiết, hạn chế tình trạng còi xương , ngăn ngừa và trị vàng da ở trẻ. Nghiên cứu  cho thấy tắm nắng 30 phút là đủ để trẻ sơ sinh có đủ vitamin D. Tuy nhiên, vì làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên trong sáu tháng đầu tiên, tốt hơn hết là tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở giai đoạn này. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, ngoài các việc cho bé mặc quần áo chống nắng, bố mẹ nên kết hợp sử dụng kem chống nắng cho trẻ em và loại không làm cay mắt bé.

Tắm nắng đúng cách giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện

Phơi nắng có tác dụng gì? 7 lợi ích của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Theo khảo sát về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam vào năm 2017, kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ em Việt Nam có thể lên tới 47.7%, đặc biệt là ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Để cải thiện tình trạng này, các bậc phụ huynh cần tham khảo cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách giúp:

1. Bổ sung vitamin D giúp xương chắc khỏe

Lợi ích đầu tiên cần nhắc đến khi áp dụng các cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đó là giúp bé bổ sung vitamin D3 hiệu quả. Trong quá trình tắm nắng, bức xạ mặt trời có bước sóng 290 – 315 nm sẽ thâm nhập vào da và được hấp thụ bởi Protein, DNA, RNA…Phần lớn bức xạ UVB này sẽ được hấp thụ trong lớp biểu bì, kích thích chất 7-dehydrocholesterol có trong da mở vòng các liên kết đôi, tạo thành sero-steroid (tiền chất của vitamin D3).

Vitamin D góp phần tăng cường sự hấp thụ canxi ở ruột non, gia tăng mật độ xương và phát triển cơ bắp. Cung cấp đầy đủ vitamin D3 giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa trường hợp bị thiếu hụt vitamin D đột ngột dẫn đến chứng còi xương và nhiều vấn đề về xương (nhất là dị tật ở chân).

Thông thường để tạo ra vitamin D, bố mẹ cần cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ít nhất 15 phút mỗi ngày. Vitamin D sẽ được hấp thụ trực tiếp qua da chứ không qua đường ăn uống nên có hiệu quả tương đối nhanh chóng và an toàn.

2. Nồng độ hormone serotonin ở mức tốt hơn

Theo nghiên cứu, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời với mức độ phù hợp có tác dụng giúp làm tăng sản xuất hormone serotonin. Các “hormone hạnh phúc” được sản xuất trong quá trình tắm nắng làm tăng cảm giác hạnh phúc và được bảo vệ ở trẻ.

Áp dụng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách có lợi cho việc giải quyết các cảm xúc tiêu cực và những vấn đề về giấc ngủ, tiêu hóa. Do vậy, nếu bé nhà bạn thường xuyên ngủ giật mình, mất ngủ, cau có và cáu gắt hãy cho con tắm nắng đều đặn theo ý kiến của chuyên gia nhé!

Tắm nắng thường xuyên giúp tăng cảm giác an toàn, hạnh phúc ở trẻ

3. Tăng mức độ insulin

Việc áp dụng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh phù hợp có thể làm tăng mức độ sản sinh insulin. Nguyên nhân là bởi vì khi tắm nắng, cơ thể bé sẽ được bổ sung lượng vitamin D cần thiết. Lượng vitamin D được tổng hợp trong quá trình tắm nắng sẽ giúp cơ thể kiểm soát nồng độ insulin hiệu quả.

Insulin là một loại hóc môn giúp kiểm soát đường huyết. Việc kiểm soát nồng độ insulin sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein cũng như hấp thụ glucose từ máu vào tế bào gan, mỡ và cơ xương.

Theo nghiên cứu, có nhiều bằng chứng cho thấy việc thiếu vitamin D có thể liên quan đến việc trẻ bị tăng đường huyết (tăng mức độ kháng insulin); từ đó, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác. => phơi nắng có vitamin D , là cho cơ thể trẻ

Do vậy, phơi nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách ngay từ lúc nhỏ có thể là “liều thuốc thần tự nhiên” giúp bé cải thiện độ nhạy của insulin, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm như tiểu đường ở trẻ.

4. Hệ thần kinh khỏe mạnh

Ngoài những lợi ích nêu trên, phơi nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách còn giúp phát triển và duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Bởi vì tắm nắng giúp trẻ hấp thụ vitamin D tốt hơn, làm giảm sự gia tăng của các peptide mang tên amyloid-β (Aβ) hòa tan và không hòa tan trong não. Từ đó, tắm nắng góp phần sẽ làm giảm các triệu chứng mất trí nhớ, rối loạn tâm thần và chứng tự kỷ.

Ngoài ra, cung cấp đầy đủ vitamin D còn góp phần làm giảm các đặc tính chống viêm, chống oxy hóa. Cơ thể hấp thụ đủ hàm lượng vitamin D cần thiết sẽ giúp trẻ ngăn ngừa được nhiều bệnh lý nghiêm trọng và phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.

5. Cải thiện quá trình đông máu

Khi cơ thể bị thương, chúng ta dễ bị mất máu và nếu tình trạng mất máu quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vitamin D và vitamin K là những dưỡng chất cần thiết góp phần thúc đẩy cơ chế đông máu, hạn chế việc mất máu khi bị thương.

Cơ thể em bé cũng giống như người trưởng thành, đều cần được cung cấp đủ vitamin D để cải thiện quá trình đông máu. Do đó, các bậc phụ huynh nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên để đảm bảo cung cấp đủ vitamin D, cân bằng quá trình đông máu phòng trường hợp trẻ không may gặp chấn thương.

6. Ngăn ngừa tình trạng vàng da

Vàng da sơ sinh là tình trạng thường gặp, liên quan đến sự mất kiểm soát bilirubin – một sắc tố có màu vàng cam, được biết đến là chất thải của sự vỡ tế bào hemoglobin (hồng cầu) trong máu. Thiếu bilirubin sẽ dẫn đến bệnh vàng da và những bệnh lý liên quan đến gan, thận…

Hiện nay, sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra khuyến nghị nên cho bé tắm nắng 5 -15 phút mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng vàng da. Nếu tình trạng vàng da nghiêm trọng, bố mẹ mới cần hỏi ý kiến chuyên gia và áp dụng các phương pháp điều trị khác.

Bé nên được tắm nắng đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng vàng da

7. Tắm nắng giúp trẻ tăng khả năng miễn dịch

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tình trạng thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở đường hô hấp, giảm chức năng của phổi. Trong khi đó, tắm nắng giúp bé có thêm nhiều vitamin D3 – một loại vitamin có khả năng biểu hiện như các tế bào miễn dịch và hoạt động theo cơ chế nội tiết trong môi trường miễn dịch, góp phần giúp cơ thể “chiến đấu” lại vi khuẩn, chống lại mầm bệnh, nguy cơ nhiễm trùng.

Áp dụng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách còn giúp bé tăng số lượng bạch cầu và các kháng thể miễn dịch khác, hỗ trợ tăng cường khả năng vận chuyển oxy trong máu để chống chọi lại bệnh tật.

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh trị vàng da, tăng chiều cao

Vitamin D giúp cơ thể trẻ tăng cường hấp thụ canxi và phốt pho – các khoáng chất giúp cấu thành xương, hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả. Tắm nắng được xem là phương pháp giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D tốt nhất. Tuy nhiên, để trẻ hấp thụ vitamin D hiệu quả và đảm bảo an toàn sức khỏe khi phơi nắng, bố mẹ nên tham khảo các lưu ý quan trọng sau:

1. Thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tốt nhất khi nào?

  • Ở điều kiện thời tiết như Việt Nam, khoảng thời gian tốt nhất để phơi nắng cho bé là từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều vì đây là thời điểm cường độ tia UVB trong ánh nắng đủ mạnh để kích hoạt các phản ứng tổng hợp vitamin D3 trên biểu bì da của trẻ.
  • Nếu tắm nắng cho bé vào những thời điểm ánh sáng mặt trời quá yếu, chẳng hạn như thời điểm từ trước 9 giờ sáng hoặc sau 3 giờ chiều, thì bé vẫn có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin D.
  • Mùa đông, thời tiết lạnh, bé thường mặc nhiều lớp quần áo ấm làm hạn chế cơ hội để da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu muốn tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa đông mà vẫn đảm bảo ấm áp thì bố mẹ nên lựa chọn vị trí sưởi nắng nằm trong môi trường kín gió và bộc lộ từng vùng da.
  • Mùa hè, thời tiết oi bức, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ phơi nắng quá lâu tại một vùng trên cơ thể mà cần kết hợp tắm nắng luân phiên từng phần để tránh hiện tượng nóng rát gây kích ứng làn da mỏng manh của trẻ.

2. Phơi nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao nhiều phút?

  • Theo nghiên cứu , trẻ trong độ tuổi bú sữa mẹ cần được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 30 phút mỗi tuần với trên 40% diện tích cơ thể được tiếp xúc với ánh nắng (trẻ sơ sinh mặc tã, nằm sấp) trong ít nhất 16 tuần, được ước tính là tiêu chuẩn tối thiểu để trẻ để đạt đủ lượng vitamin D.
  • Khi tắm nắng cho bé, bố mẹ tuyệt đối không nên cởi hết quần áo, hãy để bé làm quen dần với việc tắm nắng theo từng bộ phận. Đầu tiên chỉ nên để lộ bàn chân, mắt cá chân, sau đó đến lưng, bắp chân, đùi, ngực, tay, cổ… Mỗi bộ phận cơ thể chỉ nên tắm từ 3 – 5 phút, mỗi ngày chỉ nên tắm 1 – 2 lần là đủ.

Bố mẹ nên cho bé làm quen dần với ánh nắng trước khi tắm nắng thường xuyên

3. Trẻ sơ sinh phơi nắng đến mấy tháng tuổi?

  • Không có thời gian quy định nên tắm nắng cho trẻ đến mấy tháng tuổi, bởi ở giai đoạn phát triển nào trẻ cũng cần được cung cấp đầy đủ vitamin D.
  • Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bố mẹ nên sắp xếp thời gian đưa trẻ đi tắm nắng. Khi trẻ lớn hơn có thể tự chạy nhảy, vui đùa,… lúc này bố mẹ có thể cho trẻ vận động ngoài trời để tăng cường hấp thụ vitamin D.

Lưu ý khi phơi nắng cho bé để đảm bảo an toàn sức khỏe

Hiện nay, có rất nhiều phụ huynh đã áp dụng phương pháp này để đảm bảo sự tăng trưởng của bé. Tuy nhiên để phát huy tối đa lợi ích của việc tắm nắng cho bé, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

1. Chọn đúng thời điểm

Thời điểm tắm nắng cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất là từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Thời gian cho bé phơi nắng phù hợp nằm trong khoảng từ 15 – 20 phút mỗi ngày trong khung giờ trên.

2. Phơi nắng không thể thay thế dinh dưỡng

Nghiên cứu chứng minh 10 giờ sau khi uống thuốc bổ sung vitamin D, nồng độ vitamin D trong huyết thanh đo được là 150 nanogram / ml máu. Trong khi đó, gần 24h sau khi phơi nắng, nồng độ vitamin D mới chỉ đạt 9 nanogram / ml. Do đó, bổ sung vitamin D qua đường uống hiệu quả hơn phơi nắng gấp từ 20 – 30 lần. Nếu bé được chẩn đoán thiếu vitamin D thì dù phơi nắng hay không, bố mẹ cũng cần cho bé bổ sung vitamin D đường uống.

3. Che chắn vừa đủ

Khi con phơi nắng, cho bé mặc quần áo thoáng khí để chống nắng nhẹ và che phủ cánh tay và chân. Bố mẹ có thể mặc tã hoặc đội mũ để những phần như mắt và vùng kín của con không tiếp xúc với tia UV. Trong suốt quá trình này, bố mẹ cần chú ý đến thân nhiệt của con, tránh các hiện tượng kích ứng.

4. Chọn vị trí phơi nắng phù hợp

Không nhất thiết phải cho bé phơi nắng ở những khu vực không gian mở như ngoài sân hay ngoài vườn. Bố mẹ có thể cho con tắm nắng trong phòng nhưng phải đảm bảo ánh nắng mặt trời có thể chiếu lên da của bé. Nếu gặp những ngày trời nhiều gió hay không khí ô nhiễm, bé nên trong nhà để tránh gió bụi.

5. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Nhìn chung các em bé sơ sinh đều có làn da rất nhạy cảm và cần được chăm sóc tỉ mỉ. Do vậy trước khi cho bé cưng tắm nắng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa xem cần lưu ý những vấn đề gì. Đặc biệt tìm hiểu cách xử lý nếu con gặp tình trạng kích ứng do tắm nắng.

6. Không cho trẻ sinh non tiếp xúc ánh nắng trực tiếp

Trẻ sinh non có cơ thể yếu ớt hơn trẻ bình thường rất nhiều. Do đó không thể để làn da non nớt của bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong ít nhất vài tuần đầu sau sinh. Bé có thể gặp vấn đề trong quá trình điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và việc tắm nắng cho con có thể làm tăng thân nhiệt, gây ra nguy hiểm.

7. Chăm sóc những vùng da hay bị bỏ qua

Bố mẹ lưu ý chăm sóc cả những vùng da có nếp gấp như hai bên háng, đùi, khuỷu tay hay nách của con…Trong khi tắm nắng cho con, hãy nhẹ nhàng massage những khu vực này. Động tác massage và vuốt ve có thể giúp bé thoải mái hơn.

8. Trò chuyện và giao lưu với con

Trong thời gian tắm nắng cho con, bên cạnh việc massage bố mẹ có thể trò chuyện cùng con. Điều này giúp con có được cảm giác an toàn, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức khỏe. Nếu trong quá trình này bé có nhu cầu bú mẹ và địa điểm phơi nắng không phải nơi công cộng, mẹ cũng có thể cho bé bú.

Tắm nắng kết hợp cùng massage và trò chuyện giúp con thoải mái hơn

9. Không tắm nắng cho trẻ đang bị bệnh cấp tính

Nếu bé đang điều trị bệnh cấp tính, bệnh nội tiết, chàm, mụn rộp, dị ứng da hoặc bé đang dùng nhóm thuốc quinolon, bố mẹ không nên cho bé phơi nắng. Bởi tắm nắng sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn và giảm tác dụng của thuốc.

10. Không phơi nắng cho trẻ sơ sinh vào những ngày quá oi bức

Ngoài việc chọn nơi tắm nắng yên tĩnh, thoáng mát thì bố mẹ nên chọn thời điểm tắm nắng là những ngày thời tiết dễ chịu. Vào những ngày nắng gắt, bé ra mồ hôi quá nhiều, rất dễ dẫn đến nguy cơ bị mất nước. Nếu sau khi tắm nắng mà thấy bé đổ mồ hôi quá nhiều, mẹ nên cho bé bú để bù lại lượng nước đã mất.

11. Tăng dần thời gian tắm nắng

Khi mới bắt đầu cho bé tắm nắng, bố mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng trong vòng vài ba phút. Sau khi bé đã quen dần và quan sát các phản ứng của cơ thể con, bố mẹ có thể tăng dần thời gian tắm nắng từ 5 – 15 phút tùy theo khuyến nghị của bác sĩ. Mục đích của việc này là giúp bé làm quen cũng như hạn chế khả năng bị dị ứng.

12. Thay đổi cách tắm nắng cho bé theo vùng miền

Yếu tố địa lý sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến thời điểm tắm nắng của bé. Ở những khu vực nắng nhiều, bố mẹ có thể rút ngắn thời gian tắm nắng của bé. Cùng thời điểm đó ở những nơi ít nắng, thời gian tắm nắng sẽ kéo dài hơn. Ví dụ, cùng vào thời điểm là tháng 2, thời gian tắm nắng của trẻ sơ sinh ở Hà Nội sẽ lâu hơn trẻ ở TPHCM.

Ngoài những lưu ý trên, nếu bé cưng nhà bạn có làn da sậm màu thì bạn nên cho bé tắm nắng lâu hơn trẻ có làn da sáng. Nếu sau khi tắm nắng, da bé có hiện tượng nổi mẩn đỏ hay bất cứ dấu hiệu khác thường nào thì các bậc phụ huynh cần ngừng việc tắm nắng ngay lập tức. Sau đó, bố mẹ hãy theo dõi và đưa bé đến bác sĩ để khám nếu sau một vài ngày tình trạng da bé không thuyên giảm.

Cuối cùng, bố mẹ cần biết cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh là phương pháp giúp ngăn ngừa còi xương và phát triển chiều cao hiệu quả mà các tổ chức y tế khuyến cáo. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bố mẹ biết tắm nắng đúng cách cho trẻ. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện!

Danh mục: Tăng Chiều Cao Cho Trẻ