CÁCH TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ DẬY THÌ SỚM, BỐ MẸ CẦN BIẾT

Võ Thị Ngọc Minh
2024-07-17
CÁCH TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ DẬY THÌ SỚM, BỐ MẸ CẦN BIẾT

Dậy thì là quá trình phát triển bình thường về thể chất và tâm lý của mọi đứa trẻ để trở thành một người trưởng thành. Tuy vậy, nếu trẻ dậy thì quá sớm, chiều cao có thể bị ảnh hưởng xấu. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến cách tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm.

Trong các cột mốc phát triển của một người, dậy thì được xem là một trong những cột mốc mang ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự thay đổi, tiến trình phát triển từ một đứa trẻ sang giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên, không phải tất cả các trẻ đều có thời điểm dậy thì giống nhau, mà ở một số trẻ có thể dậy thì sớm.

Ngoài chiều cao, trẻ dậy thì sớm thường bị ảnh hưởng nhiều về tâm lý

Chia sẻ về nguyên nhân của hiện tượng dậy thì sớm bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng cho biết, hiện khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân là gì, nhưng dựa vào căn nguyên, dậy thì sớm được chia làm 2 dạng: dậy thì sớm trung ương (phụ thuộc vào hormone GnRH) và dậy thì sớm ngoại biên (không phụ thuộc vào hormone GnRH).

Thế nào là trẻ dậy thì sớm?

Dậy thì sớm là khi trẻ bắt đầu có các dấu hiệu dậy thì trước 7 hoặc 8 tuổi ở trẻ em gái, và trước 9 tuổi ở trẻ em trai. Cụ thể, ở trẻ em gái, ba mẹ có thể chú ý các dấu hiệu dậy thì sớm bao gồm: Phát triển ngực trước 7 hoặc 8 tuổi, bắt đầu hành kinh trước 10 tuổi, tăng trưởng chiều cao nhanh hơn so với các bạn khác trước 7 hoặc 8 tuổi.

Còn ở các bé trai, các dấu hiệu dậy thì sớm trước 9 tuổi bao gồm: Tăng kích thước tinh hoàn, dương vật, tăng trưởng chiều cao nhanh hơn các bạn cùng tuổi.

Ngoài ra, ở cả bé trai lẫn bé gái, một số dấu hiệu dưới đây có thể là biểu hiện của dậy thì sớm, nhưng đôi khi là bình thường: Phát triển lông mu, lông dưới cánh tay hoặc trên khuôn mặt; giọng nói trầm hơn ở bé trai; xuất hiện mụn, thường ở khuôn mặt; có mùi cơ thể “trưởng thành”

Trẻ dậy thì sớm có bị lùn không?

, nếu trẻ dậy thì sớm nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời, một số biến chứng có thể xảy ra. Đầu tiên, có thể kể đến là sự tăng trưởng chiều cao của trẻ thấp hơn các bạn dậy thì bình thường.

Trẻ dậy thì sớm lúc đầu có thể phát triển chiều cao nhanh chóng và trông phổng phao và “nhổ giò” hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Tuy nhiên, vì xương của trẻ trưởng thành nhanh hơn bình thường nên sự phát triển chiều cao cũng ngừng sớm hơn những trẻ bình thường khác. Điều này có thể khiến cho trẻ thấp hơn mức trung bình khi trưởng thành.

Ngoài hạn chế sự tăng trưởng chiều cao, trẻ (cả bé trai và bé gái) dậy thì sớm còn gặp phải các vấn đề tâm lý, tình cảm và xã hội. Cụ thể, các bé có thể tự ý thức về những thay đổi xảy ra trong cơ thể mình và trở nên bối rối. Nhất là các bé gái dậy thì sớm có thể thiếu tự tin, hoặc thậm chí xấu hổ về việc có kinh nguyệt hoặc có bộ ngực trông to hơn những bạn bè nào cùng trang lứa.

Chưa kể, việc phát triển sớm hơn cũng có thể khiến trẻ có thể bị đối xử khác vì trẻ trông già dặn hơn các bạn xung quanh. Điều này có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng và làm tăng nguy cơ trầm cảm hoặc lạm dụng chất kích thích. Các bé trai có thể trở nên hung dữ hơn và cũng có xu hướng tình dục không phù hợp với lứa tuổi.

Dậy thì sớm có cao được nữa không?

Ngoài nỗi lo lắng dậy thì sớm có bị lùn không thì dậy thì sớm có cao được nữa không cũng là thắc mắc của nhiều bố mẹ có con rơi vào tình trạng này. Bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng cho biết, trẻ em dậy thì sớm nếu không được phát hiện và điều trị thường không đạt được tiềm năng phát triển chiều cao đầy đủ khi trưởng thành.

Ngược lại, nếu phát hiện sớm và xây dựng phác đồ điều trị kịp thời dậy thì sớm ở trẻ, điều này có thể giúp trẻ cơ hội phát triển như những trẻ bình thường khác cũng như đạt được chiều cao tối đa trong tương lai.

Cách tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm

Cách tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm tốt nhất chính là việc phát hiện và điều trị sớm, đặc biệt giai đoạn mới bắt đầu, có thể giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu so với không được phát hiện và điều trị.

Theo đó, khi thấy trẻ có các dấu hiệu dậy thì sớm nêu trên, bố mẹ cần nghi ngờ trẻ có thể bị dậy thì sớm và sắp xếp đưa trẻ đi khám ở các cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến hiện đại, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm để được tầm soát và xây dựng phác đồ điều trị sớm nhất có thể.

Các mục tiêu điều trị dậy thì sớm ở trẻ bao gồm:

  • Ngăn chặn hoặc thậm chí đảo ngược quá trình phát triển
  • Ngăn chặn sự phát triển nhanh và khoáng hóa vùng tiếp hợp của xương để tránh hạn hạn chế tầm vóc thấp sau khi trưởng thành

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, các chuyên gia sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Thông thường, có hai cách tiếp cận điều trị như sau:

  • Điều trị nguyên nhân hoặc bệnh cơ bản nếu đây là lý do khiến trẻ dậy thì sớm
  • Giảm nồng độ cao của hormone sinh dục bằng thuốc để ngăn chặn sự phát triển giới tính của cơ thể khi dậy thì

Phương pháp điều trị bằng hormone được chấp thuận hiện nay là sử dụng các loại thuốc được gọi là chất tương tự LHRH. Các hormone tổng hợp này ngăn chặn cơ thể sản xuất hormone sinh dục gây dậy thì sớm. Kết quả tích cực thường được nhìn thấy trong vòng một năm kể từ khi bắt đầu điều trị. Các chất tương tự LHRH thường an toàn và thường không gây tác dụng phụ ở trẻ em.

Ở trẻ em gái, kích thước vòng ngực có thể giảm. Ở các bé trai, dương vật và tinh hoàn có thể co lại về kích thước mong đợi so với tuổi của chúng. Tăng trưởng chiều cao cũng sẽ chậm lại với tốc độ như mong đợi đối với trẻ trước tuổi dậy thì. Hành vi của trẻ cũng sẽ trở nên phù hợp với lứa tuổi hơn.

Ngoài ra, sau khi trẻ đã tới độ tuổi dậy thì bình thường hoặc đã trải qua quá trình dậy thì, bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ tăng thêm chiều cao bằng cách:

Xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ phù hợp, khoa học. Theo đó, bố mẹ cần cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống hàng ngày cân bằng các nhóm dưỡng chất chính như chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Trong đó, đặc biệt tăng cường cung cấp vitamin (vitamin D) và khoáng chất (canxi, phốt pho) cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm tăng chiều cao tự nhiên là các loại rau quả, trái cây…

Bên cạnh xây dựng chế độ ăn hợp lý, việc kết hợp các bài tập tăng chiều cao, hoạt động thể dục thể thao thường xuyên cũng rất quan trọng, giúp kích thích phát triển chiều cao tối đa ở trẻ. Có thể kể đến như chơi bóng rổ, bơi lội, bóng chuyền…

Chơi các môn thể thao sẽ giúp kích thích sự phát triển của cơ bắp và chiều dài xương

Ngoài ra, trong các hoạt động học tập, đi lại bố mẹ nên hướng dẫn trẻ có tư thế ngồi học, đi đứng với lưng thẳng. Thực hiện giờ giấc sinh hoạt và nghỉ ngơi đầy đủ theo lứa tuổi. Thông thường trẻ trong và sau độ tuổi dậy thì nên ngủ ít nhất 7 – 8 giờ/ ngày

Hiện nay, tình trạng dậy thì sớm ở trẻ đang có xu hướng ngày một gia tăng khiến nhiêu bố mẹ có con nhỏ lo lắng. Bởi dậy thì sớm nếu không phát hiện và điều trị không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao mà còn gây những tác động xấu đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.

Trên là giải đáp những thông tin về cơ bản về dậy thì sớm và cách tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm, hy vọng có thể giúp bố mẹ giải tỏa bớt những lo lắng và biết cách chăm sóc trẻ tốt hơn. Điều quan trọng bố mẹ cần chú ý, việc phát hiện các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ giai đoạn sớm và can thiệp kịp thời, điều trị đúng cách có thể giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu cũng như tránh được các rủi ro về sức khỏe không đáng có.

Danh mục: Tăng Chiều Cao Cho Trẻ