Danh mục
- Sản phẩm khác
- Bổ mắt, sáng mắt
- Bổ não, Điều trị đau đầu
- Bổ sung VITAMIN & KHOÁNG CHẤT
- Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý và rối loạn tiểu tiện
- Giảm cân
- Hô hấp – Xoang
- Mẹ và bé
- Mỹ phẩm
- Sản phẩm bán chạy
- Sữa các loại
- Thiết bị y tế
- Thuốc bổ, ăn ngon ngủ ngon
- Tiêu hóa
- Tim mạch – Huyết áp
- Xương khớp, điều trị thoái hóa
Thuốc Atorvastatin 20mg
Liên hệ để báo giá
CHÍNH SÁCH VÀ KHUYẾN MÃI
Dược sỹ tư vấn miễn phí 24/7. Vui lòng để lại số điện thoại và lời nhắn tại mục liên hệ.
Khách hàng đặt mua sản phẩm qua trang web https://nhathuocdaiminh.com/
Hoặc nhắn tin trực tiếp qua:
Fanpage: Nhà thuốc Đại Minh
Hoặc qua Call/Zalo 09696.121.88
Khách hàng lấy sỉ, SLL vui lòng liên hệ call/Zalo 09696.121.88 để được cập nhật giá.
Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.
Giao hàng toàn quốc, thanh toán sau khi nhận hàng.
Thông tin khách hàng được bảo mật.
Được kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
Chính sách đổi trả trong vòng 7 ngày.
Atorvastatin 20mg là gì?
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thành phần của Thuốc Atorvastatin 20mg
Thông tin thành phần
Hàm lượng
Atorvastatin
20mg
Công dụng của Thuốc Atorvastatin 20mg
Chỉ định
Thuốc Atorvastatin 20 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Điều trị tăng cholesterol máu: Atorvastatin được chỉ định bổ trợ cho liệu pháp ăn uống để giảm nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol LDL ở người bệnh tăng cholesterol máu tiên phát (tuyp IIa và IIb), triglyceride giảm ít.
Dự phòng tiên phát (cấp 1) biến cố mạch vành: Ở người tăng cholesterol máu mà không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt về mạch vành, chỉ định atorvastatin nhằm:
Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Giảm nguy cơ phải làm các thủ thuật tái tạo mạch vành tim.
Giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Xơ vữa động mạch: Ở người bệnh tăng cholesterol máu có biểu hiện lâm sàng về bệnh mạch vành, kể cả nhồi máu cơ tim trước đó, chỉ định atorvastatin nhằm:
Làm chậm tiến triển xơ vữa mạch vành.
Giảm nguy cơ biến cố mạch vành cấp.
TIVE2 – atorvastatin cũng được chỉ định để giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL ở người bệnh tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử, bổ trợ cho các cách điều trị hạ lipid khác.
Dược lực học
Atorvastatin là chất ức chế chọn lọc và cạnh tranh men khử HMG-CoA, ức chế quá trình chuyển họ 3-hydroxy-3-methyl-glutaryl-coenzym A thành mevalonat, một tiền chất của các sterol, bao gồm cholesterol. Cholesterol và triglycerid lưu thông trong dòng máu dưới dạng các phân tử lipoprotein. Những phân tử này chia ra thành lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL), lipoprotein trọng lượng phân tử trung bình (IDL), lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL) và lipoprotein trọng lượng phân tử rất thấp (VLDL). Triglycerides và cholesterol kết hợp lại thành VLDL ở gan. Từ gan chúng được giải phóng vào huyết tương để đi tới các mô ngoại vi, LDL được hình thành từ VLDL và được thoái hóa chủ yếu qua các receptor LDL. Các nghiên cứu lâm sàng và bệnh học đã chỉ ra rằng tăng nồng độ cholesterol toàn phần, LDL cholesterol và apolipoprotein B (apo B) trong máu làm tăng quá trình xơ vữa động mạch người và tăng các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch, trong khi tăng HDL cholesterol làm giảm nguy mắc bệnh tim mạch.
Atorvastatin làm giảm cholesterol toàn phần, LDL cholesterol và apoprotein B ở những bệnh nhân tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử và dị hợp tử, tăng cholesterol máu nguyên phát và tăng lipid máu hỗn hợp. Nó cũng làm giảm VLDL cholesterol và triglycerides và làm tăng HDL cholesterol, apolipoprotein A-1. Atorvastatin làm giảm cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, VLDL cholesterol, apolipoprotein B, triglycerides, và những cholesterol không phải HDL và tăng HDL cholesterol ở những bệnh nhân tăng triglycerid máu đơn thuần. Nó làm giảm lượng cholesterol tỉ trọng trung bình (IDL cholesterol) ở những bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipoprotein máu. Hiệu quả của atorvastatin trên tỉ lệ tử vong và biến cố tim mạch vẫn chưa được thiết lập.
Dược động học
Hấp thu
Atorvastatin hấp thu nhanh sau khi uống, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau 1 – 2 giờ. Mức độ hấp thu atorvastatin tăng tương ứng với liều dùng. Sinh khả dụng của atorvastatin khoảng 14% và sinh khả dụng toàn thân của hoạt tính ức chế men khử HMG-CoA khoảng 30%.
Phân bố
Thể tích phân bố của atorvastatin khoảng 381 lít. Hơn 98% atorvastatin gắn với protein huyết tương. Tỉ lệ trong máu huyết tương khoảng 0,25 cho thấy thuốc thấm vào hồng cầu rất ít. Dựa vào những quan sát trên chuột, atorvastatin có thể thải trừ vào sữa.
Chuyển hóa
Atorvastatin chuyển hóa chủ yếu thành dẫn xuất hydroxyl hóa tại vị trí ortho và para và cả sản phẩm oxid hoá tại vị trí beta.
Thải trừ
Atorvastatin và chất chuyển hóa của nó được thải trừ chủ yếu vào mật sau quá trình chuyển hóa qua gan và/hoặc ngoài gan. Tuy nhiên, thuốc không đi qua chu trình gan ruột. Thời gian bán thải của atorvastatin ở người khoảng 14 giờ, nhưng thời gian bán thải của hoạt động ức chế men khử HMG-CoA khoảng 20 – 30 giờ do các chất chuyển hoá chính của atorvastatin. Dưới 2% atorvastatin uống và được tìm thấy trong nước tiểu.
Cách dùng Thuốc Atorvastatin 20mg
Cách dùng
Thuốc Atorvastatin 20mg dùng đường uống.
Liều dùng
Khuyến cáo bắt đầu điều trị với liều thấp nhất mà thuốc có tác dụng, sau đó nếu cần thiết, có thể điều chỉnh liều theo nhu cầu và đáp ứng của từng người bằng cách tăng liều từng đợt cách nhau không dưới 4 tuần và phải theo dõi các phản ứng có hại của thuốc, đặc biệt là các phản ứng có hại đối với hệ cơ. Atorvastatin khi dùng phối hợp với amiodaron: Không nên dùng quá 20 mg/ngày.
Liều khởi đầu: 10 mg/ngày. Có thể điều chỉnh liều (nếu cần) sau 4 tuần điều trị.
Liều duy trì: 10 – 40 mg/ngày. Có thể tăng liều nhưng không quá 80 mg/ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân dùng quá liều atorvastatin. Trong trường hợp quá liều, bệnh nhân cần được điều trị triệu chứng, và dùng các biện pháp hỗ trợ cần thiết khác để duy trì các chức năng sống. Do phần lớn thuốc gắn với protein huyết tương nên thẩm tách máu hầu như không làm tăng thải trừ atorvastatin ra khỏi cơ thể.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Atorvastatin 20mg bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
Tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng và buồn nôn.
Thần kinh trung ương: Đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, mất ngủ, suy nhược.
Thần kinh – cơ và xương: Đau cơ, đau khớp.
Gan: Tăng men gan.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Thần kinh – cơ và xương: Bệnh cơ (kết hợp yếu cơ và tăng hàm lượng creatinin phosphokinase huyết tương – CPK).
Da: Ban da.
Hô hấp: Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, ho.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Thần kinh – cơ và xương: Viêm cơ, tiêu cơ vân, dẫn đến suy thận cấp thứ phát do myoglobin niệu.
Chuyển hóa: Tăng đường huyết, tăng HbA1c.
Thần kinh: Suy giảm nhận thức (như mất trí nhớ, lú lẫn).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Atorvastatin 20mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Suy tế bào gan, bệnh gan tiến triển có sự tăng nồng độ transaminase huyết thanh kéo dài.
Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
Các thuốc chống nấm itraconazol, ketoconazol, nhóm thuốc fibrat, gemfibrozil, niacin liều cao (> 1 g/ngày), colchicin.
Thận trọng khi sử dụng
Cần cân nhắc khi dùng atorvastatin đối với bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương cơ. Atorvastatin có nguy cơ gây ra các phản ứng có hại đối với hệ cơ như teo cơ, viêm cơ, đặc biệt đối với các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như bệnh nhân trên 65 tuổi, bệnh nhân bị bệnh thiểu năng tuyến giáp không được kiểm soát, bệnh nhân bị bệnh thận. Cần theo dõi chặt chẽ các phản ứng có hại trong quá trình dùng thuốc.
Trước khi điều trị với atorvastatin phải loại trừ các nguyên nhân gây tăng cholesterol máu do: Đái tháo đường kém kiểm soát, rối loạn protein máu, bệnh gan tắc mật, do dùng một số thuốc khác, nghiện rượu.
Phải tiến hành định lượng cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, cholesterol HDL và triglycerid.
Phải tiến hành định lượng lipid định kỳ, với khoảng cách không dưới 4 tuần, và điều chỉnh liều lượng theo đáp ứng của người bệnh với thuốc.
Cần tiến hành các xét nghiệm enzym gan trước khi bắt đầu điều trị bằng atorvastatin và trong trường hợp chỉ định lâm sàng yêu cầu xét nghiệm sau đó.
Cần cân nhắc theo dõi creatin kinase (CK) trong trường hợp:
Trước khi điều trị, xét nghiệm CK nên được tiến hành trong những trường hợp: Suy giảm chức năng thận, nhược giáp, tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh cơ di truyền, tiền sử bị bệnh cơ do sử dụng atorvastatin hoặc fibrat trước đó, tiền sử bệnh gan và/hoặc uống nhiều rượu, bệnh nhân cao tuổi (> 70 tuổi) có những yếu tố nguy cơ bị tiêu cơ vân, khả năng này xảy ra tương tác thuốc và một số đối tượng bệnh nhân đặc biệt. Trong những trường hợp này nên cân nhắc lợi ích/nguy cơ và theo dõi bệnh nhân trên lâm sàng khi điều trị bằng atorvastatin. Nếu kết quả xét nghiệm CK > 5 lần giới hạn trên của mức bình thường, không nên bắt đầu điều trị bằng atorvastatin.
Trong quá trình điều trị bằng atorvastatin, bệnh nhân cần thông báo khi có các biểu hiện về cơ như đau cơ, cứng cơ, yếu cơ,…Khi có các biểu hiện này, bệnh nhân cần làm xét nghiệm CK để có các biện pháp can thiệp phù hợp.
Các bệnh nhân tăng transaminase ALAT hay ASAT cần được theo dõi cho đến khi giải quyết được các bất thường, nếu nồng độ tăng lên 3 lần giới hạn trên mức bình thường cần phải ngưng điều trị.
Thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh uống nhiều rượu hoặc có tiền sử bệnh gan.
Cần ngừng hoặc chấm dứt điều trị atorvastatin khi bệnh nhân có các triệu chứng cấp tính nặng của bệnh cơ hay yếu tố nguy cơ dẫn tới phát triển suy thận thứ cấp thành globulin niệu kịch phát (các bệnh nhiễm trùng cấp nặng, hạ huyết áp, đại phẫu, tổn thương, rối loạn điện giải, nội tiết và chuyển hoá nặng, động kinh không kiểm soát được).
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Vì thuốc có khả năng gây chóng mặt nên cần sử dụng thận trọng cho người lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai
Không được dùng.
Thời kỳ cho con bú
Không được dùng.
Tương tác thuốc
Dùng atorvastatin cùng với các thuốc ức chế enzym CYP3A4 có thể làm tăng nồng độ của atorvastatin trong huyết tương dẫn đến tăng nguy cơ bệnh cơ và tiêu cơ. Atorvastatin khi dùng phối hợp với amiodaron, không nên dùng quá 20 mg/ngày vì làm tăng nguy cơ gây ra chứng tiêu cơ vân. Đối với những bệnh nhân phải dùng liều trên 20 mg/ngày mới có hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể lựa chọn thuốc statin khác (như pravastatin).
Tăng nguy cơ tổn thương cơ khi sử dụng atorvastatin đồng thời với các thuốc sau: Gemfibrozil; các thuốc hạ cholesterol máu nhóm fibrat khác; niacin liều cao (> 1 g/ngày); colchicin.
Tránh dùng đồng thời atorvastatin với các huyền dịch antacid dùng đường uống có chứa magnesi, aluminum hydroxyd và cholestyramin do làm giảm nồng độ atorvastatin trong huyết tương.
Nồng độ atorvastatin trong huyết tương sẽ tăng lên khi dùng đồng thời với digoxin, erythromycin hoặc clarithromicin.
Thận trọng khi dùng đồng thời atorvastatin với các thuốc ngừa thai có chứa norethindron, ethinyl estradiol sẽ làm tăng tác dụng của norethindron, ethinyl estradiol.
Sử dụng đồng thời atorvastatin với các thuốc điều trị HIV và viêm gan siêu vi C (HCV) có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương cơ, nghiêm trọng nhất là tiêu cơ vân, thận hư dẫn đến suy thận và có thể gây tử vong.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô, không quá 30°C, tránh ánh sáng.
Thu
Sản phẩm tương tự
-
THUỐC HUYẾT ÁP TV – AMLODIPINE 5MG
Liên hệ để báo giáLiên hệ để báo giáNhóm thuốc: Thuốc huyết áp.
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
Thành phần:
Mỗi viên TV – Amlodipine 5mg có chứa các thành phần sau:
- Amlodipine besylate có hàm lượng 5mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên nang TV – Amlodipine 5mg.
CÔNG DỤNG – CHỈ ĐỊNH CỦA THUỐC TV – AMLODIPINE 5MG
Cơ chế tác dụng của thuốc TV – Amlodipine 5mg:
Thuốc TV – Amlodipine có thành phần hoạt chất chính là Amlodipine. Đây là một dihydropyridine tổng hợp có nhiệm vụ chẹn kênh canxi, ức chế dòng ion canxi ngoại bào vào các tế bào cơ trơn mạch máu, cơ tim và ngoại biên. Nhờ tác dụng như vậy, thuốc làm giãn nở động mạch vành, tăng lượng máu và oxy đến cơ tim, ngăn ngừa co thắt mạch máu và chống tăng huyết áp.
Công dụng của thuốc TV – Amlodipine 5mg:
Thuốc TV – Amlodipine là một thuốc chẹn kênh canxi tác dụng dài, được sử dụng để điều trị chống tăng huyết áp và đau thắt ngực. Hoạt chất Amlodipine giúp thư giãn cơ trơn trong thành động mạch, giảm sức cản ngoại biên và do đó cải thiện huyết áp. Ngoài ra, trong đau thắt ngực thì nó cải thiện lưu lượng máu đến cơ tim, và một số bệnh gây ra bởi động mạch vành.
Chỉ định của thuốc TV – Amlodipine 5mg:
Thuốc TV – Amlodipine 5mg được sử dụng cho người lớn và trẻ từ 6 tuổi trở lên mắc các bệnh như sau:
Bệnh nhân huyết áp cao hoặc người có xuất hiện các cơn đau thắt ngực.
Mạch máu co thắt, tai biến, mắc các bệnh về mạch vành
LIỀU DÙNG – CÁCH DÙNG CỦA THUỐC TV – AMLODIPINE 5MG
Liều dùng thuốc TV – Amlodipine 5mg:
Người lớn:
Đối với chứng tăng huyết áp:
Ban đầu: Liều lượng 5mg một ngày, tương đương mỗi ngày uống 1 viên/lần
Duy trì: Uống từ 5 đến 10mg một ngày, tương đương mỗi ngày 2 viên/lần.Với bệnh nhân sức khỏe yếu, người gầy ốm, uống mỗi ngày 1 viên. Tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe sau khi dùng.
Đối với chứng đau thắt ngực hoặc bệnh mạch vành:
Chứng đau thắt ngực mạn tính ở bệnh nhân không suy tim: Uống từ 5 đến 10 mg một ngày, tương đương 1-2 viên/lần/ngày.
Hầu hết những người mắc bệnh đau thắt ngực mạn tính hay do co mạch đều dùng liều 10mg/ngày.Trẻ em:
Trẻ em từ 6 đến 17 tuổi, cần có sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ, nhà sản xuất khuyến cáo chỉ dùng tối đa mỗi ngày 1 viên.
Cách dùng thuốc TV – Amlodipine 5mg hiệu quả:
Thuốc được sử dụng theo đường uống, do không bị ảnh hưởng bới thức ăn nên bạn có thể dùng cùng bữa hoặc sau bữa ăn.
Uống thuốc đều đặn mỗi ngày, không tự ý bỏ liều hay giảm liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ.CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA THUỐC TV – AMLODIPINE 5MG
Tuyệt đối không dùng thuốc TV – Amlodipine 5mg cho những người suy tim mất bù, suy tim chưa được điều trị về mức ổn định.
Chống chỉ định với những người có tiền sử dị ứng với các chất có trong thành phần của thuốc TV – Amlodipine 5mg.
Không dùng sản phẩm cho đối tượng là người đang mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ và phụ nữ đang cho con bú.TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC TV – AMLODIPINE 5MG.
- Thường gặp: Tình trạng phù cổ chân, chóng mặt, nhức đầu, cảm giác nóng bừng, đánh trống ngực, hồi hộp, khó thở, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
- Ít gặp: Bị hạ huyết áp quá mức, nhịp tim đập nhanh, ngực đau nhói, ngứa khắp cơ thể, cơ khớp đau mỏi, rối loạn giấc ngủ.
TƯƠNG TÁC CỦA THUỐC TV – AMLODIPINE 5MG.
Nếu sử dụng amlodipine cùng vitamin tổng hợp với khoáng chất có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang sử dụng vitamin hoặc thuốc, thực phẩm chức năng khác trước khi dùng TV – Amlodipine 5mg.
LƯU Ý VÀ BẢO QUẢN KHI SỬ DỤNG THUỐC TV – AMLODIPINE 5MG.
- Lưu ý khi sử dụng thuốc TV – Amlodipine 5mg.
- Không được uống rượu, bia, các đồ uống có cồn vì chúng có thể làm giảm huyết áp và có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc TV – Amlodipine 5mg.
- Thuốc chỉ được khuyến cáo sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
- Hạn sử dụng của thuốc TV Amlodipin là 36 tháng tính từ ngày sản xuất in trên bao bì, không nên sử dụng thuốc khi đã quá hạn, bị móp méo, biến dạng.
- Bảo quản thuốc TV – Amlodipine 5mg:
- Thuốc TV – Amlodipine 5mg được bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh độ ẩm, nhiệt độ không quá 30oC, không để ánh sáng trực tiếp chiếu vào và xa tầm với của trẻ nhỏ.
NHÀ SẢN XUẤT THUỐC TV – AMLODIPINE 5MG
SĐK: VD-12980-10
Nhà sản xuất: Thuốc TV – Amlodipine 5mg được sản xuất ở công ty cổ phần dược phẩm TV Pharm – Việt Nam.
Đóng gói: Mỗi hộp thuốc TV – Amlodipine 5mggồm có 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nang cứng.
-
Thuốc Điều Trị Huyết Áp Cardilopin 10mg
Liên hệ để báo giáLiên hệ để báo giáCHÍNH SÁCH VÀ KHUYẾN MÃI
Dược sỹ tư vấn miễn phí 24/7. Vui lòng để lại số điện thoại và lời nhắn tại mục liên hệ.
Khách hàng đặt mua sản phẩm qua trang web https://nhathuocdaiminh.com/
Hoặc nhắn tin trực tiếp qua:
Fanpage: Nhà thuốc Đại Minh
Hoặc qua Call/Zalo 09696.121.88
Khách hàng lấy sỉ, SLL vui lòng liên hệ call/Zalo 09696.121.88 để được cập nhật giá.
Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.
-
Thuốc DIAMICRON MR 30mg
Liên hệ để báo giáLiên hệ để báo giáCHÍNH SÁCH VÀ KHUYẾN MÃI
Dược sỹ tư vấn miễn phí 24/7. Vui lòng để lại số điện thoại và lời nhắn tại mục liên hệ.
Khách hàng đặt mua sản phẩm qua trang web https://nhathuocdaiminh.com/
Hoặc nhắn tin trực tiếp qua:
Fanpage: Nhà thuốc Đại Minh
Hoặc qua Call/Zalo 09696.121.88
Khách hàng lấy sỉ, SLL vui lòng liên hệ call/Zalo 09696.121.88 để được cập nhật giá.
Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.
Giao hàng toàn quốc, thanh toán sau khi nhận hàng.
Thông tin khách hàng được bảo mật.
Được kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
Chính sách đổi trả trong vòng 7 ngày.
-
THUỐC ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP, ĐAU THẮT NGỰC BETALOC ZOK 50MG
0 ₫Thêm vào giỏ hàng Mua ngayThành phần
Mỗi viên nén chứa:
– Hoạt chất: Metoprolol tartrate 50mg.
– Tá dược: Lactose, magnesi stearat, cellulose vi tinh thể, polyvinylpyrrolidone, colloidal silicon dioxide khan và natri starch glycolate.
Công dụng (Chỉ định)
Tăng huyết áp: làm giảm huyết áp, giảm tỉ lệ bệnh và giảm nguy cơ tử vong do tim mạch và bệnh mạch vành (kể cả đột tử).
Điều trị đau thắt ngực.
Rối loạn nhịp tim đặc biệt cả nhịp nhanh trên thất.
Điều trị duy trì sau nhồi máu cơ tim.
Điều trị rối loạn chức năng tim có kèm đánh trống ngực.
Phòng ngừa đau nửa đầu dạng migraine.
Cường giáp.
Liều dùng
Nên uống thuốc lúc đói.
Tăng huyết áp
Liều khuyến cáo cho bệnh nhân tăng huyết áp là 100 – 200mg/ngày, một lần vào buổi sáng hoặc chia làm 2 lần sáng và tối. Nếu cần, có thể tăng Iiều hoặc kết hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác.
Điều trị tăng huyết áp dài hạn với Betaloc ở liều hàng ngày 100 – 200mg đã chứng tỏ giảm tỷ lệ tử vong gồm cả tử vong do tai biến tim mạch, đột quỵ và biến cố mạch vành trên bệnh nhân tăng huyết áp.
Đau thắt ngực
Liều khuyến cáo là 100 – 200mg/ngày, chia làm hai lần sáng và tối. Nếu cần, có thể kết hợp với các thuốc chống đau thắt ngực khác.
Rối loạn nhịp tim
Liều khuyến cáo là 100 – 200mg/ngày, chia làm hai lần sáng và tối. Nếu cần, có thể kết hợp với các thuốc chống loạn nhịp tim khác.
Điều trị duy trì sau nhồi máu cơ tim
Điều trị đường uống dài hạn với Betaloc ở liều 200mg/ngày, chia làm 2 lần sáng và tối đã chứng tỏ làm giảm nguy cơ tử vong (kể cả đột tử) và giảm nguy cơ tái nhồi máu cơ tim (kể cả bệnh nhân đái tháo đường).
Rối loạn chức năng tim kèm đánh trống ngực
Liều khuyến cáo là 100mg, ngày 1 lần vào buổi sáng. Nếu cần, liều có thể tăng lên 200mg.
Dự phòng đau nửa đầu dạng migraine
Liều khuyến cáo là 100 – 200mg/ngày, chia làm hai lần sáng và tối.
Cường giáp
Liều khuyến cáo là 150 – 200mg/ngày, chia làm 3 – 4 lần. Nếu cần, có thể tăng liều.
Suy chức năng thận
Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.
Suy chức năng gan
Thường không cần điều chỉnh liều cho các bệnh nhân xơ gan vì metoprolol gắn kết với protein thấp (5 – 10%). Khi có các dấu hiệu suy chức năng gan trầm trọng (ví dụ: bệnh nhân có shunt nối) nên xem xét việc giảm liều.
Người cao tuổi
Không cần điều chỉnh liều cho các bệnh nhân cao tuổi.
Trẻ em
Kinh nghiệm dùng Betaloc cho trẻ em còn giới hạn.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
Blốc nhĩ thất độ 2 hoặc độ 3, suy tim mất bù không ổn định (phù phổi, giảm tưới máu hoặc hạ huyết áp), bệnh nhân điều trị liên tục hoặc ngắt quãng với thuốc tăng co bóp cơ tim loại chủ vận thụ thể bêta, chậm nhịp xoang trên lâm sàng, hội chứng suy nút xoang (trừ khi có đặt máy tạo nhịp tim dài hạn), sốc do tim, rối loạn tuần hoàn động mạch ngoại vi nặng.
Không nên dùng Betaloc cho các bệnh nhân bị nghi ngờ là có nhồi máu cơ tim cấp có nhịp tim < 45 lần/phút, khoảng P-Q > 0,24 giây hoặc huyết áp tâm thu < 100mmHg.
Chống chỉ định cho những bệnh nhân nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc với các thuốc ức chế thụ thể bêta khác.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Các thuốc chẹn kênh canxi loại verapamil dùng đường tĩnh mạch không được dùng cho các bệnh nhân đang điều trị với thuốc ức chế thụ thể bêta.
Nói chung, khi điều trị ở bệnh nhân hen suyễn, nên dùng kèm với một chất chủ vận bêta-2 (viên nén và/hoặc khí dung). Liều của chất chủ vận bêta-2 có thể phải điều chỉnh (tăng lên) khi bắt đầu điều trị với Betaloc.
Trong khi điều trị với Betaloc, nguy cơ ảnh hưởng lên chuyển hóa carbohydrate hoặc làm che lấp các triệu chứng của hạ đường huyết ít hơn so với thuốc ức chế bêta không chọn lọc.
Cần điều trị sự mất bù ở bệnh nhân suy tim trước và trong khi điều trị với Betaloc. Các trường hợp bệnh nhân có tiền sử rối loạn dẫn truyền nhĩ thất ở mức độ trung bình rất hiếm khi bị nặng hơn (có thể dẫn đến blốc nhĩ-thất).
Nếu bệnh nhân có biểu hiện chậm nhịp tim nhiều hơn nữa, nên dùng Betaloc liều thấp hơn hoặc ngưng thuốc từ từ.
Betaloc có thể làm nặng thêm triệu chứng rối loạn tuần hoàn động mạch ngoại biên chủ yếu do ảnh hưởng của sự giảm huyết áp.
Khi kê toa Betaloc ở bệnh nhân u tế bào ưa crôm, nên dùng thuốc ức chế alpha kèm theo.
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ gây mê nên được thông báo việc bệnh nhân đang sử dụng Betaloc. Không nên ngưng điều trị thuốc ức chế bêta ở các bệnh nhân sắp được phẫu thuật. Nên tránh khởi đầu ngay với metoprolol liều cao cho bệnh nhân sắp phẫu thuật ngoài tim (non-cardiac surgery) vì thuốc có liên quan đến chậm nhịp tim, hạ huyết áp và đột quỵ có thể dẫn đến tử vong ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Nên tránh ngưng thuốc đột ngột. Nếu phải ngưng điều trị, nên giảm liều từ từ. Nhiều bệnh nhân có thể được ngưng thuốc với khoảng thời gian 14 ngày. Điều này có thể thực hiện bằng cách giảm liều hàng ngày từng bước liên tiếp, đến liều sau cùng là 25mg, ngày 1 lần (nửa viên 50mg). Trong khoảng thời gian này, nên theo dõi kỹ ở bệnh nhân đã biết có bệnh tim thiếu máu cục bộ. Nguy cơ biến cố mạch vành gồm cả đột tử có thể tăng khi ngưng thuốc ức chế bêta.
Ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế bêta, sốc phản vệ, nếu xảy ra, có thể nặng hơn.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Betaloc dung nạp tốt, tác động ngoại ý thường nhẹ và thoáng qua. Các tác động ngoại ý sau đây được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng và trong việc sử dụng hàng ngay. Trong nhiều trường hợp, liên quan giữa tác động ngoại ý và điều trị với Betaloc chưa được xác lập. Định nghĩa các tần số xuất hiện các tác động ngoại ý:
Rất thường gặp (≥ 10%), thường gặp (1 – 9.9%), ít gặp (0.1 – 0.9%)), hiếm gặp (0.01 – 0.09%) và rất hiếm gặp ( < 0,01 %).
Hệ tim mạch
Thường gặp: chậm nhịp tim, rối loạn tư thế (rất hiếm: ngất), lạnh tay chân và đánh trống ngực.
Ít gặp: các triệu chứng suy tim tăng thoáng qua, sốc tim ở những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, blốc nhĩ thất độ I, phù, đau vùng trước tim.
Hiếm gặp: rối loạn dẫn truyền cơ tim, rối loạn nhịp tim.
Rất hiếm gặp: hoại thư ở những bệnh nhân có rối loạn tuần hoàn ngoại biên nặng trước đó.
Hệ thần kinh trung ương
Rất thường gặp: mệt mỏi.
Thường gặp: choáng váng, nhức đầu.
Ít gặp: dị cảm, vọp bẻ.
Hệ tiêu hoá
Thường gặp: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
Ít gặp: nôn.
Hiếm gặp: khô miệng.
Huyết học
Rất hiếm gặp: giảm tiểu cầu.
Gan
Hiếm gặp: bất thường về xét nghiệm chức năng gan.
Rất hiếm gặp: viêm gan.
Hệ cơ xương
Rất hiếm gặp: đau khớp.
Chuyển hóa
Ít gặp: tăng cân.
Tâm thần
Ít gặp: trầm cảm, mất tập trung, ngủ gà hoặc mất ngủ, ác mộng.
Hiếm gặp: bồn chồn, Io lắng, rối loạn chức năng sinh dục/bất lực.
Rất hiếm gặp: mất trí nhớ/giảm trí nhớ, lú lẫn, ảo giác.
Hệ hô hấp
Thường gặp: khó thở khi gắng sức.
Ít gặp: co thắt phế quản.
Hiếm gặp: viêm mũi.
Giác quan
Hiếm gặp: rối loạn thị giác, khô và/hoặc kích ứng mắt, viêm kết mạc.
Rất hiếm gặp: ù tai, rối loạn vị giác.
Da
Ít gặp: nổi ban (dạng mày đay, dạng vẩy nến và sang thương loạn dưỡng da), tăng tiết mồ hôi.
Hiếm gặp: rụng tóc.
Rất hiếm gặp: nhạy cảm với ánh sáng, tăng bệnh vẩy nến.
Tương tác với các thuốc khác
Metoprolol là chất nền chuyển hóa của Cytochrome P450 isoenzyme CYP2D6. Những thuốc hoạt động như chất kích ứng men hoặc chất ức chế men có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ metoprolol trong huyết tương. Nồng độ metoprolol trong huyết tương có thể tăng khi phối hợp với các chất chuyển hóa qua CYP2D6 như: thuốc chống loạn nhịp, kháng histamin, đối kháng thụ thể histamin-2, chống trầm cảm, thuốc an thần và ức chế COX-2. Nồng độ metoprolol trong huyết tương giảm khi dùng rifampicin và có thể tăng do rượu và hydralazine.
Cần theo dõi khi sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế hạch giao cảm, các thuốc ức chế thụ thể bêta khác (ví dụ: thuốc nhỏ mắt) hoặc các thuốc ức chế men MAO.
Khi ngưng liệu pháp phối hợp với clonidine, nên ngưng thuốc ức chế bêta vài ngày trước khi ngưng clonidine.
Nên theo dõi tác dụng ức chế co bóp tim và làm chậm nhịp tim khi dùng kết hợp metoprolol với các thuốc chẹn kênh canxi thuộc nhóm verapamil và diltiazem và/hoặc thuốc chống loạn nhịp. Khi bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế thụ thể bêta thì không nên tiêm tĩnh mạch thuốc chẹn kênh canxi thuộc nhóm verapamil. Thuốc ức chế bêta có thể làm tăng tác dụng ức chế co bóp cơ tim và chậm dẫn truyền của thuốc chống loạn nhịp (nhóm quinidine và amiodarone).
Điều trị phối hợp thuốc ức chế bêta với Digitalis glycosides có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất và gây chậm nhịp tim.
Ở bệnh nhân điều trị với thuốc ức chế bêta, thuốc mê đường thở làm tăng tác dụng ức chế tim.
Điều trị phối hợp với indomethacin và các thuốc ức chế men tổng hợp prostaglandin có thể làm giảm hiệu quả hạ áp của thuốc ức chế bêta.
Trong một số trường hợp khi dùng adrenaline cho các bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế bêta thì những thuốc ức chế bêta chọn lọc trên tim ít ảnh hưởng lên việc kiểm soát huyết áp hơn so với các thuốc ức chế bêta không chọn lọc.
Có thể phải chỉnh liều của thuốc điều trị tiểu đường dạng uống ở những bệnh nhân dùng thuốc ức chế bêta.
Bảo quản
Không bảo quản ở nhiệt độ trên 30°C.
Lái xe
Bệnh nhân nên tự nhận biết phản ứng của họ đối với Betaloc trước khi lái xe hoặc sử dụng máy vì thuốc có thể gây choáng váng và mệt mỏi.
Thai kỳ
Giống như hầu hết các thuốc, Betaloc không nên sử dụng trong thai kỳ và trong thời gian cho con bú trừ khi việc sử dụng là cần thiết. Giống như tất cả các thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc ức chế bêta có thể gây ra các tác dụng ngoại ý như chậm nhịp tim cho thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ.
Tuy nhiên lượng thuốc được hấp thu qua sữa mẹ dường như có tác dụng ức chế bêta không đáng kể ở trẻ nếu người mẹ dùng metoprolol ở giới hạn liều điều trị thông thường.
Đóng gói
Hộp 3 vỉ x 20 viên.
Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Quá liều
Độc tính
Trên người trưởng thành, dùng liều 7.5g sẽ gây ra nhiễm độc tử vong. Trên trẻ em 5 tuổi, liều 100mg không gây triệu chứng nhiễm độc sau khi rửa dạ dày.
Liều 450mg ở trẻ 12 tuổi và 1.4g ở người trưởng thành gây ra nhiễm độc trung bình. Liều 2.5g gây ra nhiễm độc nghiêm trọng và liều 7.5g gây nhiễm độc rất nghiêm trọng ở người trưởng thành.
Triệu chứng
Triệu chứng trên tim mạch là quan trọng nhất, nhưng trong một vài trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên, triệu chứng trên thần kinh và hô hấp có thể chiếm ưu thế. Nhịp tim chậm, blốc nhĩ thất độ I-III, kéo dài quãng thời gian QT (trong vài trường hợp ngoại lệ), vô tâm thu, giảm huyết áp, tưới máu ngoại biên kém, suy tim, sốc tim. Suy hô hấp, ngưng thở. Triệu chứng khác: mệt mỏi, lú lẫn, hôn mê, run, chuột rút, đổ mồ hôi, dị cảm, co thắt phế quản, buồn nôn, ói mửa, có thể co thắt thực quản, hạ đường huyết (đặc biệt là ở trẻ em) hoặc tăng đường huyết, tăng kali máu. Ảnh hưởng trên thận. Hội chứng nhược cơ thoáng qua. Sử dụng đồng thời với rượu, thuốc điều trị tăng huyết áp, quinidin hoặc barbiturat có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh nhân. Biểu hiện sớm của quá liều xảy ra từ 20 phút đến 2 giờ sau khi dùng thuốc.
Điều trị
Cần thực hiện chăm sóc bệnh nhân ở các cơ sở y tế có đầy đủ các thiết bị hỗ trợ phù hợp, theo dõi và giám sát.
Nếu thích hợp, có thể rửa dạ dày và/hoặc dùng than hoạt tính.
Atropin, thuốc kích thích hệ thần kinh giao cảm hoặc máy tạo nhịp tim dùng điều trị triệu chứng nhịp tim chậm và rối loạn đẫn truyền.
Đặt nội khí quản và thở máy nên được thực hiện với chỉ định rất rộng. Máy tạo nhịp tim là liệu pháp tùy chọn. Nếu ngưng tuần hoàn do quá liều, có thể cứu chữa bằng các biện pháp hồi sức trong vài giờ.
Hạ huyết áp, suy tim cấp tính và sốc được điều trị bằng việc tăng thể tích dịch cơ thể thích hợp, tiêm glucagon (nếu cần thiết, truyền tĩnh mạch glucagon sau đó), tiêm tĩnh mạch các thuốc kích thích hệ thần kinh giao cảm như dobutamin, và bổ sung thuốc chủ vận thụ thể α1 khi xảy ra giãn mạch. Có thể xem xét sử dụng dung dịch ion Ca2+ tiêm tĩnh mạch. Điều trị triệu chứng co thắt phế quản bằng thuốc giãn phế quản.
Dược lực học
Metoprolol là chát ức chế bêta chọn lọc bêta-1, nghĩa là ức chế các thụ thể bêta-1 ở liều thấp hơn nhiều so với liều cần thiết để ức chế các thụ thể bêta-2. Metoprolol có hoạt tính ổn định màng không đáng kể và không có hoạt tính giao cảm nội tại từng phần.
Metoprolol làm giảm hoặc ức chế tác động giao cảm lên tim của các catecholamine (các chất này được phóng thích khi có chấn động (stress) về tâm sinh lý). Điều này có nghĩa là sự tăng nhịp tim, cung lượng tim, co bóp cơ tim và huyết áp do tăng nồng độ các catecholamine sẽ giảm đi bởi metoprolol. Khi nồng độ adrenaline nội sinh cao thì metoprolol ít ảnh hưởng đến sự kiểm soát huyết áp hơn so với các thuốc ức chế bêta không chọn lọc.
Khi bắt buộc, Betaloc có thể dùng kết hợp với một thuốc chủ vận bêta-2 cho các bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn. Khi dùng chung với thuốc chủ vận bêta-2, Betaloc ở liều điều trị ít tác động lên sự giãn phế quản do thuốc chủ vận bêta-2 hơn so với các chất ức chế bêta không chọn lọc. Metoprolol ít ảnh hưởng lên sự phóng thích insulin và chuyển hoá carbohydrat so với các thuốc ức chế bêta không chọn lọc.
Metoprolol cũng ít ảnh hưởng đến sự đáp ứng của tim mạch đối với hạ đường huyết so với các thuốc ức chế bêta không chọn lọc.
Những nghiên cứu ngắn hạn cho thấy metoprolol có thể làm tăng nhẹ triglyceride và giảm axít béo tự do trong máu. Trong vài trường hợp, tỉ lệ lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) có thể giảm nhẹ, tuy nhiên ở mức độ ít hơn khi dùng chất ức chế bêta không chọn lọc. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu thực hiện qua nhiều năm cho thấy sau khi điều trị bằng metoprolol thì nồng độ cholesterol toàn phần trong huyết thanh giảm đáng kể.
Trong suốt thời gian điều trị bằng Betaloc, chất lượng cuộc sống được duy trì và cải thiện.
Sự cải thiện chất lượng cuộc sống được ghi nhận sau khi điều trị với metoprolol cho các bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim.
Dược động học
Hấp thu và phân bố
Betaloc được hấp thu hoàn toàn sau khi uống. Ở khoảng liều điều trị, nồng độ thuốc trong huyết tương tăng tuyến tính theo liều dùng. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khoảng 1.5 – 2 giờ. Mặc dù nồng độ thuốc trong huyết tương sẽ thay đổi theo từng cá nhân, chúng vẫn chứng tỏ tính tương tự cho mỗi cá nhân.
Do tác dụng chuyển hoá lần đầu qua gan mạnh, sinh khả dụng toàn thân của metoprolol sau khi uống liều duy nhất khoảng 50%. Sau khi dùng liều lặp lại, sinh khả dụng toàn thân tăng đến khoảng 70%. Thức ăn có thể làm tăng sinh khả dụng toàn thân của liều uống khoảng 30 – 40%. Metoprolol kết hợp với protein huyết tương thấp, khoảng 5 – 10%.
Chuyển hoá và đào thải
Metoprolol chuyển hoá ở gan bằng sự oxi hoá chủ yếu bởi isoenzyme CYP2D6. Ba chất chuyển hoá chính đã được xác định và không có chất nào có hoạt tính ức chế bêta quan trọng về mặt lâm sàng.
Trên 95% liều dùng được tìm thấy trong nước tiểu. Khoảng 5% liều dùng bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi, tỉ lệ này tăng lên 30% trong vài trường hợp. Thời gian bán thải của metoprolol trong huyết tương trung bình là 3.5 giờ (từ 1 – 9 giờ). Độ thanh thải toàn phần khoảng 1 lít/phút.
Không có sự thay đổi đáng kể về mặt dược động học của metoprolol ở người lớn tuổi so với người trưởng thành. Sinh khả dụng toàn thân và sự đào thải metoprolol không đổi ở bệnh nhân giảm chức năng thận. Tuy nhiên, sự bài tiết các chất chuyển hoá giảm. Các chất chuyển hóa tích lũy đáng kể ở những bệnh nhân có độ lọc cầu thận (GFR) < 5ml/phút. Tuy nhiên, sự tích lũy các chất này không làm tăng tác dụng ức chế bêta.
Do kết hợp với protein thấp, dược động học của metoprolol ít bị ảnh hưởng bởi sự giảm chức năng gan. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân xơ gan nặng và có thông nối tĩnh mạch cửa chủ, sinh khả dụng của metoprolol có thể tăng và độ thanh thải toàn phần giảm.
Ở những bệnh nhân thông nối tĩnh mạch cửa chủ có độ thanh thải toàn phần khoảng 0.3 lít/phút và diện tích dưới đường cong biểu diễn nồng độ trong huyết tương (AUC) tăng lên gấp 6 lần so với người khỏe mạnh.
Đặc điểm
Viên nén Betaloc 50mg có màu trắng hoặc trắng nhạt, hình tròn, đường kính 8mm, có rãnh ở hai mặt và khắc ABB ở một mặt.
Đường khắc rãnh giúp dễ bẻ để thuận tiện nuốt khi uống thuốc và không phải để chia thành các liều bằng nhau.